Chức năng của quản trị hành chính văn phòng

Chức năng của quản trị hành chính văn phòng được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Hoạch định công việc hành chính văn phòng

Hoạch định là chức năng đầu tiên giữ vai trò mở đường cho hoạt động quản trị văn phòng. Hoạch định là căn cứ triển khai đồng bộ và có trong tâm, trọng điểm công tác của văn phòng trong thời gian nhất định. Hoạch định tăng tính chủ động trong công tác của văn phòng nói riêng và cơ quan nói chung.

Nội dung hoạch định trong quản trị hành chính văn phòng là xây dựng chương trình kế hoạch công tác thường kì của cơ quan và chính bản thân VP.

Hoạch định các cuộc họp của cơ quan và của lãnh đạo cơ quan.

Hoạch định các chuyến đi công tác của lãnh đạo cơ quan

Hoạch định cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của cơ quan.

Hoạch định kinh phí bảo đảm cho các hoạt động của cơ quan.

Xác định nhu cầu nhân sự làm công tác văn phòng: trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn phạm vi hoạt động của văn phòng, thủ trưởng văn phòng sẽ xây dựng phương án nhu cầu về nhân sự đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định.

2. Tổ chức công việc hành chính văn phòng

Thiết lập bộ máy văn phòng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao

Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của văn phòng để đạt hiệu quả, nhằm phối hợp hỗ trợ cho các hoạt động của các bộ phận khác trong cơ quan đơn vị

Phân công bố trí công việc cụ thể cho trong bộ phận từng người căn cứ vào nhu cầu công việc, trình độ chuyên môn và năng lực của mỗi người

Tuyển chọn và phát triển nguồn nhân lực

Tuyển chọn và phát triển nguồn nhân lực của văn phòng.

3. Lãnh đạo công việc hành chính văn phòng

Lãnh đạo là hoạt động tác động, thúc đẩy, hướng dẫn và chỉ đạo người khác để đạt được những mục tiêu đã đề ra. Chánh văn phòng sẽ lãnh đạo đội ngũ lao động văn phòng thực hiện các nhiệm vụ của văn phòng. Để thực hiện được vai trò này, chánh văn phòng phải có những tiêu chuẩn và phương pháp làm việc hiệu quả.

4. Kiểm soát công việc hành chính văn phòng

Kiểm tra hành chính: kiểm tra việc đề ra mục tiêu, chương trình kế hoạch, quy chế làm việc, quy trình công tác...

Kiểm tra công việc: kiểm tra các nghiệp vụ chuyên môn của văn phòng có thực hiện theo đúng tiêu chuẩn, thủ tục, kế hoạch đã đề ra hay không.

Kiểm tra nhân sự: xem xét việc thực hiện các quy chế làm việc và đánh giá năng lực của cán bộ nhân viên văn phòng.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Chức năng của quản trị hành chính văn phòng về đặc điểm của lãnh đạo công việc hành chính văn phòng, kiểm soát công việc hành chính văn phòng, tổ chức công việc hành chính văn phòng, hoạch định công việc hành chính văn phòng...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Chức năng của quản trị hành chính văn phòng. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 352
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm