Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Em hãy giải thích câu nói trên
Những bài văn mẫu hay lớp 7
Văn mẫu lớp 7: Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Em hãy giải thích câu nói trên bao gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.
Trình bày suy nghĩ của em về câu nói của Bác Hồ: Không có gì quý hơn độc lập tự do
Dân gian ta có câu: Lời chào cao hơn mâm cỗ. Em hiểu câu nói đó như thế nào?
Đề bài: Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Em hãy giải thích câu nói trên
Hướng dẫn
Trong chúng ta, không ít những người mải mê học tập mà quên cả rèn luyện tính cách, đạo đức. Ngược lại, có những thanh thiếu niên được uốn nắn kĩ càng về đạo đức nhưng lại kém cỏi về tài năng. Cho nên có câu: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Câu nói ngắn gọn này thật có ý nghĩa sâu sắc. Chúng ta thử tìm hiểu kĩ hơn sẽ rút ra được bài học bổ ích cho mình.
Tài là gì? Đức là gì? Tài là khả năng thực hiện một công việc hoặc sáng tạo một sản phẩm nào đó cho mọi người, có những người có thể thực hiện được những việc khác nhau một cách xuất sắc, ta gọi đó là người “đa tài”, có những người làm gì cũng thất bại, thất bại luôn luôn trong mọi lĩnh vực, ta gọi dó là người “bất tài”. Bên cạnh khả năng cống hiến cho xã hội, giá trị con người còn được đánh giá qua “đức”, tức là những phẩm chất về tâm hồn, tính cách, lối xử sự của một con người trong xã hội. Ví dụ: một con người có những phẩm chất như: nghị lực, trọng danh dự, giữ chữ tín, siêng năng, nhân ái… Người ta gọi đó là người có đạo đức tốt. Ngược lại, kẻ nào mang thói biếng nhác, đê hèn, xảo, trá, tham lam, độc ác… Ta gọi đó là loại người vô đạo đức. Thế nào là người vô dụng? Người vô dụng là người không giúp ích gì cho xã hội, không mang lại hạnh phúc cho một ai. Con người ấy sống cũng như đã chết, gọi là “sống thừa” trongxã hội. Tại sao thế? Vì một người có tài mà không có đức sẽ không biết sử dụng đúng chỗ tài năng của mình. Đôi khi tài năng ấy dùng vào những mục đích ngu xuẩn, độc ác thì thật là nguy hiểm và bất hạnh cho xã hội và dân tộc. Ví dụ: một kĩ sư hóa học giỏi mà vô đạo đức có thể kết cấu với bọn côn đồ để dùng hóa chất giết người, cướp của, phản bội dân tộc, chế tạo vũ khí sát hại nhân loại.v.v…
Hơn nữa, người có tài mà không có đức sẽ thành vô dụng, vì: người ấy sẽ bị xã hội xa lánh, ruồng bỏ và cô lập, một con én sẽ không làm nổi mùa xuân.
Trái lại, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, vì tuy đạo đức người ây đáng tin cậy nhưng bên cạnh thiện chí, anh ta lại thiếu trình độ, thiếu khả năng chuyên môn hoàn thành công việc một cách xuất sắc. Ví dụ: một giám đốc có nhiều phẩm chất như: yêu nước, tận tụy, có tinh thần trách nhiệm… nhưng lại không có tài điều khiển nhân viên, không đủ khả năng kiểm tra công việc của những người kĩ sư dưới quyền… thì xí nghiệp ấy khó lòng đứng vững, nói chi đến việc mở rộng hay phát triển. Từ đó, người có đức mà bất tài dễ bị coi thường, bị mất uy tín… Chẳng bao lâu sau ông ta sẽ không thuyết phục, không cộng tác, không làm ăn được với ai trong nước, còn hi vọng gì đưa sản phẩm của mình đi xuất khẩu? Một nguy cơ rất dễ xảy ra là khi người chỉ huy không thể kiểm soát được công việc của các nhân viên, những nhân viên có tài mà không có đức dễ dàng làm những việc gian tham, móc ngoặc gây phương hại đến cho xí nghiệp, mang hậu quả nặng nề cho vị chủ quản.
Qua phần tìm hiểu ý nghĩa và nguyên nhân của lời khuyên trên, chúng ta hẳn thấy rõ tầm quan trọng của TÀI và ĐỨC. Vậy tại sao Bác lại nói đến TÀI và ĐỨC với thanh niên? Không nói, hẳn mọi người cũng đã hiểu mục đích của Bác muốn gởi gắm một lời nhắc nhở quan trọng với thanh niên trong việc học tập, nghiên cứukhoa học, kĩ thuật và rèn luyện trau dồi tư cách đạo đức. Lời khuyên của Bác đã nói lên sự tương quan mật thiết giữa ĐỨC và TÀI, nói lên tầm quan trọng không thể thiếu giữa TÀI và ĐỨC trong từng thanh niên. Vậy muốn trau dồi tài và đức, chứng ta phải biết quý trọng tuổi xuân, dành nhiều thời gian cho học tập, nghiên cứu khoa học, kĩ thuật trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, trau dồi ngôn ngữ nước ngoài ta sẽ có chìa khóa mở cửa thế giới. Trường học sẽ môi trường thích hợp nhất cho học sinh chúng em rèn luyện những đức tính siêng năng, nhân ái, nghị lực, yêu đồng bào, tổ quốc và đoàn kết tương thân tương trợ…
Sau khi giải thích câu nói trên của Bác, chúng ta đã hiểu được ý nghĩa sâu xa, tầm quan trọng của TÀI và ĐỨC, nguyên nhân và mục đích của lời dạy trên. Đó là một lời nói thâm thúy nhấn mạnh tầm quan trọng thiết yếu của đạo đức, sau đó là tài năng. Nếu ai trong thanh niên chúngta cũng biết thực hiện được điều này thì thật là một tương lai sáng lạng cho tổ quốc ta. Một danh nhân thế giới đã nói: “Chín mươi phần trăm thiên tài là sự nhẫn nại”. Vậy chúng ta hãy cố gắng nhẫn nại trong việc rèn luyện tài và đức.