Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Công nghệ 7 Bài 1: Giới thiệu về trồng trọt

VnDoc gửi tới các bạn tài liệu Giải Công nghệ 7 bài 1 Giới thiệu về trồng trọt sách Kết nối tri thức. Lời giải Công nghệ 7 được trình bày chi tiết dễ hiểu, với đầy đủ đáp án cho từng mục, từng phần trong SGK Công nghệ 7 như Mở đầu, Khám phá, Luyện tập, Vận dụng. Mời các em tham khảo, chuẩn bị kiến thức cho buổi học sắp tới nhé.

Mở đầu trang 6 SGK Công nghệ 7

Trồng trọt ra đời từ khi nào? Có những phương thức trồng trọt nào? Trồng trọt có vai trò như thế nào đối với đời sống con người? Có những ngành nghề nào trong trồng trọt?

Đáp án:

- Trồng trọt ra đời từ thời nguyên thủy với các hoạt động nông nghiệp sơ khai (từ khoảng 8.000 năm TCN đến 4.000 năm TCN).

- Có ba phương thức trồng trọt là: trồng trọt tự nhiên, trồng trọt trong nhà có mái che và trồng trọt kết hợp.

- Trồng trọt có vai trò quan trọng đối với đời sống con người:

+ Cung cấp lương thực, thực phẩm.

+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.

+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.

+ Cung cấp nông sản để phục vụ cho xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ.

+ Góp phần vào tăng trưởng kinh tế ở địa phương.

+ Tạo ra việc làm, mang lại thu nhập cho người lao động.

+ Đảm bảo an ninh lương thực, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế.

- Các ngành nghề trong trồng trọt là:

+ Kĩ sư trồng trọt là những người làm nhiệm vụ giám sát và quản lí toàn bộ quá trình trồng trọt; nghiên cứu cải tiến và ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trồng trọt.

+ Kĩ sư bảo vệ thực vật là những người làm nhiệm vụ nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại để bảo vệ cây trồng.

+ Kĩ sư chọn giống cây trồng là những người làm nhiệm vụ bảo tồn và phát triển các giống cây trồng hiện có; nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng mới.

I. Vai trò và triển vọng của trồng trọt

Khám phá 1 trang 6 SGK Công nghệ 7

Quan sát Hình 1.1 và nêu các vai trò của trồng trọt tương ứng với các ảnh trong hình.

Quan sát hình 1.1 và nêu các vai trò của trồng trọt tương ứng

Đáp án:

Hình 1.1 thể hiện vai trò của trồng trọt là:

- Ảnh a: Cung cấp lương thực, thực phẩm như lúa, ngô, rau, củ, quả,..

- Ảnh b: Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi: thức ăn cho bò,..

- Ảnh c: Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp: như mía để làm đường,…

- Ảnh d: Cung cấp nông sản để phục vụ cho xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ.

Khám phá 2 trang 6 SGK Công nghệ 7

Từ thực tiễn cuộc sống của bản thân và quan sát thế giới xung quanh, em hãy kể thêm các vai trò của trồng trọt.

Đáp án:

Kể thêm các vai trò của trồng trọt:

- Góp phần vào tăng trưởng kinh tế ở địa phương.

- Tạo ra việc làm, mang lại thu nhập cho người lao động.

- Đảm bảo an ninh lương thực, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế.

Khám phá trang 7 SGK Công nghệ 7

Đọc nội dung mục I.2 và nêu những lợi thế để phát triển trồng trọt của Việt Nam.

Đáp án:

- Điều kiện tự nhiên:

+ Khí hậu: Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, có các mùa rõ rệt trong năm.

+ Đất đai: Phần lớn diện tích của nước ta là đất trồng.

+ Địa hình: Địa hình rất đa dạng như đồng bằng, trung du, cao nguyên, ven biển,…

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Dân cư và nguồn lao động: Dân cư có truyền thống nông nghiệp, nhân dân cần cù, thông minh, có nhiều kinh nghiệm trong trồng trọt.

+ Đường lối chính sách: Nhà nước quan tâm và có nhiều chính sách hỗ trợ để phát triển trồng trọt.

+ Tiến bộ khoa học – kĩ thuật: Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, nhiều loại thiết bị, công nghệ hiện đại được ứng dụng trong trồng trọt.

+ Thị trường: Thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu không ngừng được mở rộng.

II. Các nhóm cây trồng phổ biến

Khám phá trang 8 SGK Công nghệ 7

Quan sát Hình 1.2, nêu tên các nhóm cây trồng theo mục đích sử dụng.

Quan sát hình 1.2, nêu tên các nhóm cây trồng theo mục đích sử dụng?

Đáp án:

Các nhóm cây trồng theo mục đích sử dụng trong hình 1.2 là:

- Ảnh a: Cây lương thực (lúa, ngô).

- Ảnh b: Cây rau (súp lơ, su hào).

- Ảnh c: Cây ăn quả (cam, vải).

- Ảnh d: Cây công nghiệp (cà phê, hồ tiêu).

- Ảnh e: Cây thuốc (đinh lăng, diếp cá).

- Ảnh g: Cây hoa (đào, cúc).

Kết nối năng lực trang 8 SGK Công nghệ 7

Hoàn thành nội dung theo mẫu bảng dưới đây với các loại cây trồng mà em biết.

Loại cây trồng

Bộ phận sử dụng

Mục đích sử dụng

???

Đáp án:

Loại cây trồng

Bộ phận sử dụng

Mục đích sử dụng

Cây lúa

Hạt

Cung cấp lương thực

Cây vải

Quả

Cung cấp trái cây

Cây tiêu

Hạt

Cung cấp gia vị

III. Một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam

Khám phá trang 9 SGK Công nghệ 7

Đọc nội dung mục III.1, quan sát hình 1.3 và nêu ưu, nhược điểm của phương thức trồng trọt ngoài tự nhiên.

Đọc nội dung mục III.1, quan sát Hình 1.3 và nêu ưu, nhược điểm

Đáp án:

- Ưu điểm:

+ Tiến hành đơn giản, dễ thực hiện.

+ Có thể thực hiện trên diện tích lớn.

+ Giá thành sản phẩm hạ.

- Nhược điểm:

+ Cây trồng dễ bị sâu, bệnh phá hoại.

+ Cây trồng dễ bị tác động bởi các điều kiện bất lợi của thời tiết như giá rét, khô hạn, bão, lụt.

+ Khả năng trồng trái vụ thấp.

Khám phá trang 9 SGK Công nghệ 7

Đọc nội dung mục III.2 và III.3, nêu ưu, nhược điểm của phương thức trồng trọt trong nhà có mái che và phương thức trồng trọt kết hợp.

Đáp án:

* Phương thức trồng trọt trong nhà có mái che:

- Ưu điểm:

+ Cây ít bị sâu, bệnh.

+ Có thể tạo ra năng suất cao.

+ Chủ động trong việc chăm sóc.

+ Có thể sản xuất được rau quả trái vụ, an toàn.

+ Giá thành sản phẩm cao.

- Nhược điểm:

+ Đòi hỏi phải đầu tư lớn.

+ Đòi hỏi kĩ thuật cao hơn so với trồng trọt ngoài tự nhiên.

* Phương thức trồng trọt kết hợp:

- Ưu điểm:

+ Cây ít bị sâu, bệnh.

+ Có thể tạo ra năng suất cao.

+ Chủ động trong việc chăm sóc.

+ Có thể sản xuất được rau quả trái vụ, an toàn.

- Nhược điểm:

+ Phức tạp, đòi hỏi đầu tư lớn.

+ Kĩ thuật cao.

+ Giá thành cao.

Tham khảo thêm tại: Nêu ưu, nhược điểm của phương thức trồng trọt trong nhà có mái che và phương thức trồng trọt kết hợp

IV. Một số đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao

Khám phá trang 10 SGK Công nghệ 7

Đọc nội dung mục IV và nêu tóm tắt những đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao.

Đáp án:

Đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao là:

- Ưu tiên sử dụng giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt và thời gian sinh trưởng ngắn.

- Thay thế đất trồng bằng giá thể hoặc dung dịch dinh dưỡng giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt hơn.

- Ứng dụng công nghệ hiện đại giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, giải phóng sức lao động.

- Lao động có trình độ, quy trình sản xuất khép kín.

V. Một số ngành nghề trong trồng trọt

Khám phá trang 11 SGK Công nghệ 7

Quan sát Hình 1.6 và cho biết các ảnh trong hình minh họa cho ngành nghề nào trong trồng trọt.

Quan sát Hình 1.6 và cho biết các ảnh trong hình minh họa

Đáp án:

Các ảnh trong hình minh họa cho ngành nghề trong trồng trọt là:

- Ảnh a: Kĩ sư trồng trọt.

- Ảnh b: Kĩ sư bảo vệ thực vật.

- Ảnh c: Kĩ sư chọn giống cây trồng.

Kết nối nghề nghiệp trang 11 Công nghệ 7

Trồng trọt là một lĩnh vực quan trọng gắn liền với cuộc sống của con người. Do đó, các ngành nghề trong lĩnh vực trồng trọt sẽ ngày càng phát triển. Em nhận thấy bản thân phù hợp với ngành nghề nào trong lĩnh vực trồng trọt? Tại sao?

Đáp án:

Bản thân em thấy mình phù hợp với nghề kĩ sư trồng trọt vì em là một người yêu thiên nhiên, thích chăm sóc cây trồng. Em muốn mình có thể nghiên cứu cải tiến và ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật trên thế giới để giúp bà con nông dân tăng năng suất, chất lượng nông sản, từ đó đưa nông sản Việt Nam ngày càng tiến xa trên thị trường quốc tế.

Tham khảo thêm các đáp án khác tại đây: Em nhận thấy bản thân phù hợp với ngành nghề nào trong lĩnh vực trồng trọt? Tại sao?

Luyện tập - Vận dụng

Luyện tập 1 trang 11 Công nghệ 7

Địa phương em có những lợi thế gì để phát triển trồng trọt?

Đáp án:

Địa phương em có những lợi thế để phát triển trồng trọt là:

- Truyền thống trồng cây nông nghiệp từ lâu.

- Địa phương quan tâm, hỗ trợ chính sách phát triển nông nghiệp cho người dân.

- Nhiều con em địa phương tham gia học tập về nông nghiệp quay trở kaij quê hương làm ăn kinh tế.

- Khí hậu 4 mùa thuận lợi cho trồng cây hoa màu.

Luyện tập 2 trang 11 Công nghệ 7

Hoàn thành phiếu học tập theo mẫu bảng dưới đây với các loại cây trồng phổ biến ở địa phương em.

Loại cây trồng

Phương thức trồng

Phân loại theo mục đích sử dụng

Đáp án:

Loại cây trồng

Phương thức trồng

Phân loại theo mục đích sử dụng

Cây lúa

Trồng ngoài tự nhiên

Cung cấp lương thực

Cây vải

Trồng ngoài tự nhiên

Cung cấp trái cây

Cây hoa

Trồng trong nhà có mái che

Cung cấp hoa

Vận dụng trang 11 SGK Công nghệ 7

Tiến hành khảo sát, ghi chép lại tên các loại cây trồng có trong khuôn viên trường học/gia đình/nơi em sống,… và phân chia chúng thành các nhóm thích hợp theo mục đích sử dụng.

Đáp án:

- Các loại cây trồng có trong khuôn viên trường học em là:

+ Cây bạch đàn, cây bàng, cây thông: nhóm cây lấy gỗ

+ Cây hoa giấy, cây hoa phượng: nhóm cây hoa

- Các loại cây trồng có trong vường của gia đình em là:

+ Cây chuối, cây vải, cây nhãn: nhóm cây ăn quả.

+ Cây hoa hồng, cây hoa giấy, cây hoa lan: nhóm cây hoa

- Các loại cây trồng tại địa phương nơi em sinh sống:

+ Cây lúa, cây ngô, cây khoai: nhóm cây lương thực.

+ Cây khế, cây vú sữa, cây ổi: nhóm cây ăn quả

......................

Trên đây, VnDoc đã gửi tới các bạn tài liệu Công nghệ 7 Bài 1: Giới thiệu về trồng trọt. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các em hệ thống được toàn bộ kiến thức được học trong bài 1 chương 1 Công nghệ 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Để giúp các em làm quen với bộ sách Kết nối tri thức, ngoài lời giải sách Công nghệ 7, VnDoc còn gửi tới các bạn lời giải cho các sách khác bộ Kết nối tri thức như: Toán 7 KNTT, Ngữ văn 7 KNTT, Lịch sử 7 KNTT.... Mời các em tham khảo để có sự chuẩn bị bài đầy đủ và chi tiết nhất.

Đánh giá bài viết
2 1.281
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hồ Đức Giáp
    Hồ Đức Giáp

    😍 qua hay

    Thích Phản hồi 20:42 12/09

    Công nghệ 7 KNTT

    Xem thêm