Đặc điểm thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Chúng tôi xin giới thiệu bài Đặc điểm thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được VnDoc sưu tầm và tổng hợp xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo.

Bài: Đặc điểm thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội tiền tư bản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa sang xã hội xã hội chủ nghĩa. Xã hội của thời kỳ quá độ là xã hội có sự đan xen của nhiều tàn dư về mọi phương diện kinh tế, đạo đức, tinh thần của chủ nghĩa tư bản và những yếu tố mới mang tính chất xã hội chủ nghĩa của chủ nghĩa xã hội mới phát sinh chưa phải là chủ nghĩa xã hội đã phát triển trên cơ sở của chính nó.

Về nội dung, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải tạo cách mạng sâu sắc, triệt để xã hội tư bản chủ nghĩa trên tất cả các lĩnh vực, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, xây dựng từng bước cơ sở vật chất- kỹ thuật và đời sống tinh thần của chủ nghĩa xã hội. Đó là thời kỳ lâu dài, gian khổ bắt đầu từ khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền đến khi xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Có thể khái quát những đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội như sau:

* Trên lĩnh vực kinh tế

Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, về phương diện kinh tế, tất yếu tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó có thành phần đối lập. Đề cập tới đặc trưng này, V.I.Lênin cho rằng: “Vậy thì danh từ quá độ có nghĩa là gì? Vận dụng vào kinh tế, có phải nó có nghĩa là trong chế độ hiện nay có những thành phần, những bộ phận, những mảnh của cả chủ nghĩa tư bản lẫn chủ nghĩa xã hội không? Bất cứ ai cũng thừa nhận là có. Song không phải mỗi người thừa nhận điểm ấy đều suy nghĩ xem các thành phần của kết cấu kinh tế- xã hội khác nhau hiện có ở Nga, chính là như thế nào? Mà tất cả then chốt của vấn đề lại chính là ở đó”. Tương ứng với nước Nga, V.I Lênin cho rằng thời kỳ quá độ tồn tại 5 thành phần kinh tế: Kinh tế gia trưởng; kinh tế hàng hóa nhỏ; kinh tế tư bản; kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế xã hội chủ nghĩa.

* Trên lĩnh vực chính trị

Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội về phương diện chính trị, là việc thiết lập, tăng cường chuyên chính vô sản mà thực chất của nó là việc giai cấp công nhân nắm và sử dụng quyền lực nhà nước trấn áp giai cấp tư sản, tiến hành xây dựng một xã hội không giai cấp. Đây là sự thống trị về chính trị của giai cấp công nhân với chức năng thực hiện dân chủ đối với nhân dân, tổ chức xây dựng và bảo vệ chế độ mới, chuyên chính với những phần tử thù địch, chống lại nhân dân; là tiếp tục cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản đã chiến thắng nhưng chưa phải đã toàn thắng với giai cấp tư sản đã thất bại nhưng chưa phải thất bại hoàn toàn. Cuộc đấu tranh diễn ra trong điều kiện mới- giai cấp công nhân đã trở thành giai cấp cầm quyền, với nội dung mới- xây dựng toàn diện xã hội mới, trọng tâm là xây dựng nhà nước có tính kinh tế, và hình thức mới- cơ bản là hòa bình tổ chức xây dựng.

* Trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa

Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội còn tồn tại nhiều tư tưởng khác nhau, chủ yếu là tư tưởng vô sản và tư tưởng tư sản. Giai cấp công nhân thông qua đội tiền phong của mình là Đảng Cộng sản từng bước xây dựng văn hóa vô sản, nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa, tiếp thu giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, bảo đảm đáp ứng nhu cầu văn hóa- tinh thần ngày càng tăng của nhân dân.

* Trên lĩnh vực xã hội

Do kết cấu của nền kinh tế nhiều thành phần qui định nên trong thời kỳ quá độ còn tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp và sự khác biệt giữa các giai cấp tầng lớp xã hội, các giai cấp, tầng lớp vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau. Trong xã hội của thời kỳ quá độ còn tồn tại sự khác biệt giữa nông thôn, thành thị, giữa lao động trí óc và lao động chân tay. Bởi vậy, thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, về phương diện xã hội là thời kỳ đấu tranh giai cấp chống áp bức, bất công, xóa bỏ tệ nạn xã hội và những tàn dư của xã hội cũ để lại, thiết lập công bằng xã hội trên cơ sở thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động là chủ đạo.

---------------------------------------

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Đặc điểm thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Hi vọng qua bài viết này các bạn có thêm nhiều tài liệu để học tập thật tốt nhé. Mời các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
3 10.992
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm