Dàn ý Bài viết số 5 lớp 6: Văn tả cảnh
Dàn ý Bài viết số 5 lớp 6: Văn tả cảnh
Lập dàn ý Bài viết số 5 lớp 6: Văn tả cảnh bao gồm các dàn ý chi tiết cho từng đề giúp các em học sinh củng cố kỹ năng cách làm bài văn miêu tả lớp 6, chuẩn bị cho các bài viết trên lớp. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.
Đề 1: Bài viết số 5 lớp 6 - Hãy tả lại hình ảnh cây đào hoặc cây mai vàng vào dịp tết đến, xuân về
I. Mở bài: giới thiệu cây mai vào dịp tết
Ví dụ: nhà em có rất nhiều loài hoa nhưng em thích nhất là cây hoa mai, nhà em có một cây mai to, mỗi dịp tết đến là nó ra hoa rất đẹp. Nó rất đẹp nên ba em thường đem chậu hoa mai ra trước sân chưng tết.
II. Thân bài: Tả cây mai ngày tết
1. Tả bao quát cây mai vào dịp tết:
- Cây mai cao khoảng 2-4m
- Thân cây nhỏ và có nhiều lá
- Cây thường sống ngoài đất hay trong chậu
- Cây mai thường nở hoa vào dịp tết
2. Tả chi tiết cây mai ngày tết:
a. Tả thân cây mai vào ngày tết:
- Thân cây mai cao khoảng 2m
- Thân nhỏ khoảng 10cm
- Thân có nhiều canh mọc ra
Thân cây mai thường thẳng đứng
b. Tả lá và hoa cây mai vào ngày tết:
- Lá hoa mai nhỏ, màu xanh sẫm
- Là rất nhiều, nhưng ngày tết muốn nó ra hoa phải hái hết lá, nên tết thường có nhiều lá non
- Hoa mai màu vàng, có nhị đỏ mọc ra từ nụ hoa
- Mỗi hoa mai khi về già rụng đi sẽ để lại hạt mai
c. Mối quan hệ của hoa mai với ngày tết
- Hoa mai là biểu tương cho tết
- Hoa mai thể hiện sự sang trọng của tết
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cây hoa mai ngày tết
Ví dụ :
Em rất thích cây hoa mai ngày tết. cây hoa mai ra hoa rất đẹp. Em sẽ chăm sóc cây hoa mai nhà em thật tốt để mỗi dịp tết sẽ có hoa mai để chưng tết.
>> Tham khảo: Lập dàn ý hãy tả lại một cây đào hoặc cây mai vàng vào dịp tết đến, xuân về
Đề 2: Bài viết số 5 lớp 6 - Hãy viết bài văn miêu tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè.
I. Mở bài: giới thiệu cây phượng vào mùa hè và tiếng ve
Ví dụ:
Đối với mỗi học sinh thì những chùm phượng vĩ và tiếng ve có ý nghĩa rất lớn. đó là những dấu hiệu cho mùa hè, cho sự hi vọng và vui chơi. Em rất thích những chùm phượng vĩ mùa hè và những tiếng ve râm rang ngày hè.
II. Thân bài: tả cây phượng vĩ mùa hè và tiếng ve
1. Tả bao quát cây phượng vĩ và tiếng ve
- Hoa phượng vĩ màu đỏ
- Cây phượng vĩ cao 3-5m
- Tiếng ve kêu râm rang suốt cả ngày
- Tiếng ve kêu rất to
2. Tả chi tiết cây phượng vĩ mùa hè và tiếng ve
a. Tả chi tiết cây phượng vĩ
- Cây phượng vĩ ra hoa vào mùa hè
- Thân cây phượng vĩ cao, và có rất nhiều nhánh
- Tán lá cây phượng vĩ rất rộng
- Cành lá phượng vĩ rất nhiều
- Lá phượng vĩ nhỏ và mỏng, mọc so le nhau
- Gốc phượng vĩ ôm chặt trên đất
b. Tả chi tiết tiếng ve
- Tiếng ve rất to
- Tiếng ve kêu suốt ngày
- Tiếng ve báo hiệu cho mùa hè đến
c. Mối quan hệ giữa cây phượng vĩ và tiếng ve
- Đều biểu hiện, tượng trưng cho mùa hè
- Đều gắn với bao thế hệ học trò
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cây phượng vĩ mùa hè và tiếng ve
Ví dụ: em rất yêu cây phượng vĩ mùa hè và tiếng ve. Đây là những hình ảnh gắn bó biết bao kỉ niệm học trò của em.
>> Tham khảo: Lập dàn ý miêu tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè lớp 6
Đề 3: Bài viết số 5 Văn lớp 6 - Em đã từng chứng kiến cảnh bão lụt ở quê mình hoặc xem cảnh đó trên truyền hình hãy viết bài văn miêu tả trận bão lụt khủng khiếp đó.
I. Mở bài: giới thiệu cảnh lũ lụt
Ví dụ: mỗi năm nước ta gánh nhiều hậu quả của thiên tai gây ra. Trong đó ảnh hưởng nặng nề nhất là cảnh lũ lụt. cảnh lũ lụt đã cướp di và gây ra hậu quá rất lớn đối với người dân và nhà nước.
II. Thân bài: tả cảnh lũ lụt
1. Tả bao quát cảnh lũ lụt
- Khi bị lũ thì cả vùng ngập tràn trong nước
- Nước dâng cao và cuốn đi những gì chúng đi qua
2. Tả chi tiết cảnh lũ lụt
a. Tả cảnh trước lũ lụt
- Trời mây xám xịt
- Gió thổi không ngừng
- Mưa như trút nước
- Mọi người tất bận lo chống bão
- Thời sự ti vi thông báo tin bão liên tục
- Những chú chim bay lả chả
- Đường đã bắt đầu ngập nước
b. Tả cảnh lũ lụt
- Mưa vẫn rơi không ngớt
- Bầu trời vẫn đen xám xịt
- Nước một ngày càng dâng cao, cuốn theo rác và cây cối
- Mọi người vẫn còn đang chống lũ
- Những chiếc thuyền bè trôi trên dòng nước lũ để tiếp tế lương thực
- Những chú chó không ngừng sủa
- Mọi nhà đã ngập di chuyển đi nơi khác.
c. Tả cảnh sau lũ lụt
- Mưa bắt đầu ngừng
- Nước dần rút đi bớt
- Mọi người di chuyển về nhà
- Nhà ngập nước giờ dính đầy buồn và đất
- Ngoài đường ngập tràn rác
- Mọi người tấp nập dọn dẹp sau bão
- Những chú chim bắt đầu hót
III. Kết bài: nêu cảm nghỉ của em về cảnh lũ lụt hãy viết bài văn miêu tả trận bão lụt khủng khiếp đó.
>> Tham khảo: Lập dàn ý Tả về trận bão lụt khủng khiếp ở quê em hoặc qua truyền hình mà em xem được
Đề 4: Bài viết số 5 lớp 6 - Em hãy viết thư cho bạn ở miền xa, tả lại khu phố hay thôn xóm, bản làng nơi mình ở vào một ngày mùa đông giá lạnh.
a. Mở bài:
+ Địa điểm và ngày, tháng, năm viết thư.
+ Lời xưng hô, chào hỏi đầu thư
+ Giới thiệu nội dung chính mình sẽ viết: Tả cho bạn biết về một ngày mùa đông giá lạnh nơi mình đang ở (khu phố /thôn xóm / bản làng).
b. Thân bài:
+ Khái quát về mặt thời gian (mùa đông tháng mấy đầu đông giữa đông hay cuối đông), mức độ giá lạnh (nhiệt độ ngày - đêm).
+ Tả chi tiết cảnh vật theo một trình tự (trên xuống dưới):
- Bầu trời: Như sà thấp xuống, màu trắng đục, luôn âm u một màu ảm đạm.
- Gió thổi vi vu từng cơn buốt lạnh, lá khô xào xạc, tiết trời hanh khô…
- Cây cối: Rụng lá, trơ trụi, như đang thu mình tránh rét
- Đường làng, ngõ xóm: Vắng vẻ, thưa thớt người đi lại…
+ Tả hoạt động của con người, động vật:
- Ai cũng mặc những chiếc áo ấm, đội mũ và bịt mặt kín mít để tránh rét, ngại ra ngoài chỉ thích ở trong nhà và trùm chăn…
- Bản thân mình trong ngày đông giá lạnh ấy thế nào, đã làm gì?
- Chú mèo con: Vùi đầu vào đống tro ấm / ổ của mình ngủ say sưa.
- Chú chó, đàn gà: Lười đi lại chỉ nằm yên một chỗ.…
c. Kết bài:
+ Cảm xúc của em trong ngày đông giá lạnh ấy.
+ Lời chào, lời chúc và lời hẹn gặp.
+ Kí tên.
Dàn ý cho bài văn tả quang cảnh trường em trước buổi học
Mở bài:
Giới thiệu cảnh sẽ tả (trường em)
- vào lúc nào (buổi sáng, trước giờ vào học)
- từ vị trí nào (từ ngoài cổng bước dần vào trường).
Thân bài:
a) Tả bao quát:
- Nhìn từ xa, ngôi trường như một cánh cổng thần kì đưa em đến với biết bao điều mới lạ.
- Mọi cảnh vật dường như sáng hơn, đẹp hơn bởi ánh nắng ban mai mát dịu.
b) Tả chi tiết:
- Cả khu trường như người mới ngủ dậy vẫn còn chưa thật tỉnh giấc. Sân trường rộng thênh thang mới có lác đác đôi ba nhóm bạn. Văn phòng đã mở cửa, nhưng vẫn chưa làm việc. Các phòng học, lớp đã mở cửa, thấp thoáng bóng đôi ba người, lớp còn đóng im ỉm. Bao trùm lên mọi cảnh vật vẫn là một sự vắng vẻ, im lìm. Tưởng chừng như mọi người, mọi vật đều cố không để gây ra tiếng động.
- Sân trường: sạch sẽ, không có lấy một cọng rác, một tờ giấy vụn. Nắng chiếu từng vệt trên ngọn cây. Hàng ghế đá đặt dọc tường hoa chỉ có vài ba bạn đang ngồi ôn bài. Dưới gốc cây bàng với những tán lá tròn xoe như ba cái dù to ai nghịch xếp chồng lên nhau, một bạn đến sớm đang xem lại bài học.
- Khung cảnh một lúc càng sôi nổi, nhộn nhịp bởi học sinh đến trường ngày càng đông.
- Lớp học: các bạn trực nhật đang vội vã làm nốt công việc vệ sinh phòng học, bàn ghế để chuẩn bị cho buổi học sớm.
- Một lúc sau, tiếng trống quen thuộc báo hiệu giờ vào lớp cất lên.
- Các học sinh tập trung trước sân trường để chuẩn bị tập thể dục đầu giờ, rồi sau đó vào lớp học một tiết học đầy hứng thú.
Kết bài: Cảm xúc và suy nghĩ của em về ngôi trường: Quang cảnh buổi sáng ở trường thật đẹp. Mai đây, dù cho phải xa ngôi trường thân yêu này, thế nhưng em vẫn nhớ về những thời gian em đã được học với thầy cô, với mái trường đầy thân thương.
Dàn ý cho bài văn tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng
Mở bài:
Giới thiệu về cánh đồng vào buổi sáng: Em vốn là một người con của nông thôn, của mảnh đất bao la bát ngát đồng xanh. Tuổi thơ của em luôn gắn liền với hình ảnh của những cánh đồng thơm mùa sữa chín hay cánh đồng thơm mùi rơm rạ vào mùa gặt. Em rất yêu cánh đồng quê em vào buổi sáng sớm, nó luôn cho em một cảm giác bình yên và thư thái. Chỉ có ai sống tại nông thôn, gần gũi với cánh đồng thì mới hiểu rõ được cảm giác này. Cánh đồng quê em vào buổi sáng vô cùng đẹp.
Thân bài:
a) Tả khái quát
- Buổi sáng quê em rất bình yên và thanh bình
- Tiếng gà gáy vang xa, báo hiệu một ngày làm việc mới đã đến
- Mặt trời thức giấc sau một giấc ngủ dài
- Cánh đồng tựa như một tấm lụa trải dài mang màu áo xanh tươi mát
b) Tả chi tiết- Khi bình minh xuất hiện, cánh đồng như được bao phủ bởi một lớp sương mù dày đặc.
- Khi mặt trời lên cao, sương dần tan, cánh đồng hiện lên, màu xanh của lúa đang thời con gái che kín cả mặt ruộng, đẹp hệt như một tấm thảm xanh.
- Gió xuân từ phía trên đồi cao tuôn về thung lũng tạo nên những đợt sóng lúa đuổi nhau vội vàng.
- Đây đó, thấp thoáng bóng người ra thăm ruộng, làm cho những chú chim bắt sâu lúa giật mình bay vọt lên cao.
- Những chú trâu đang lim dim mắt, chuẩn bị một ngày làm việc mới
- Những chú cò bay lượn, ngã mình xuống từng cọng lúa như đang tận hương vị buổi sáng
- Con đường làng trải dài, thẳng tắp
-Nắng nhẹ khẽ luồn qua nhánh cây, kẽ lá
c) Tả hoạt động:- Mọi người dần bắt đầu công việc của mình
- Các cô chú nói cười vui vẻ vác cuốc ra đồng
- Thấp thoáng có vài bóng tát nước dưới đồng ruộng
- Cậu bé chăn trâu ngồi trên lưng trâu
- Còn em thì đang tung tăng trên đường đi học
Kết bài:
Nắng đã lên cao mà em vẫn thẫn thờ ngắm mãi dải lụa xanh này không biết chán. Màu xanh hôm nay, màu xanh của niềm tin hi vọng, chắc chắn sẽ báo hiệu một mùa gặt bội thu.
Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Dàn ý Bài viết số 5 lớp 6: Văn tả cảnh cho các bạn tham khảo. Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Ngữ Văn lớp 6 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 6, đề thi học kì 2 lớp 6 mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 6 mới nhất.