Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Dàn ý nghị luận xã hội về hiện tượng học vẹt học tủ của học sinh hiện nay

Văn mẫu lớp 9: Dàn ý nghị luận hiện tượng học vẹt học tủ của học sinh hiện nay gồm các mẫu dàn ý khác nhau cho các em tham khảo, nắm được các ý chính cần triển khai trong bài, từ đó hoàn thành bài văn nghị luận một cách dễ dàng hơn.

1. Dàn ý Nghị luận xã hội về hiện tượng học vẹt học tủ của học sinh mẫu 1

I. Mở bài

  • Giới thiệu vấn đề: Trong xã hội hiện đại, hiện tượng "học vẹt" và "học tủ" đang trở thành một thách thức đối với học sinh và hệ thống giáo dục.
  • Ý kiến cá nhân: Đánh giá sự lan rộng của vấn đề này và thấu hiểu sâu hơn về tầm quan trọng của việc học thấu đáo và sáng tạo.

II. THÂN BÀI

Phần 1: Định nghĩa và thực trạng

Khái niệm về học vẹt và học tủ:

  • Học tủ là việc chỉ tập trung vào một phần nhỏ kiến thức, thường do lười biếng hoặc thiếu quyết tâm.
  • Học vẹt là việc học thuộc lòng mà không hiểu ý nghĩa thực sự của kiến thức đó.
  • Đồng thời, nhấn mạnh rằng cả hai phương pháp này gây hại nghiêm trọng đến quá trình học tập.

Thực trạng học vẹt và học tủ trong nhà trường:

  • Trình bày bằng cách sử dụng ví dụ cụ thể để minh họa tình trạng này.
  • Tập trung vào việc phân tích lý do tại sao học sinh thường áp dụng học vẹt và học tủ trong quá trình học tập.

Phần 2: Nguyên nhân và tác hại

Nguyên nhân dẫn đến học vẹt và học tủ:

  • Điểm danh các nguyên nhân, bao gồm sự thiếu ý thức trong học tập, áp lực từ gia đình và giáo viên, cách giảng dạy không phù hợp và thiếu cơ hội thực hành kiến thức.
  • Đặc biệt, nhấn mạnh mối quan hệ giữa nguyên nhân chủ quan (tư duy của học sinh) và khách quan (hệ thống giáo dục).

Tác hại của học vẹt và học tủ:

  • Liệt kê các hậu quả tiêu cực, như mất sự quan tâm và đam mê trong việc học, sự mất kiểm soát về kiến thức, giảm chất lượng giáo dục, và tác động tiêu cực đến tương lai của học sinh và xã hội.

Phần 3: Biện pháp khắc phục

Giải pháp hướng tới học sinh:

  • Đề xuất cách tăng cường ý thức và sự tự quản lý của học sinh trong quá trình học tập.
  • Khuyến khích học sinh đặt ra mục tiêu học tập và sử dụng phương pháp học phù hợp với mục tiêu đó.

Giải pháp hướng tới hệ thống giáo dục:

  • Đề xuất cách cải thiện phương pháp giảng dạy, tạo cơ hội thực hành và ứng dụng kiến thức trong thực tế.
  • Bàn thảo về việc thay đổi hệ thống đánh giá và kiểm tra để khuyến khích sự hiểu biết thay vì ghi nhớ.

III. KẾT BÀI

  • Khẳng định lại quan điểm: Đánh bại hiện tượng học vẹt và học tủ là một nhiệm vụ quan trọng đối với cả học sinh và hệ thống giáo dục.
  • Bàn luận mở rộng: Đề cập đến tầm quan trọng của việc chuẩn bị học sinh cho tương lai, một xã hội phát triển và những cơ hội tốt hơn thông qua giáo dục sáng tạo và hiểu biết.
  • Kêu gọi hành động: Khuyến khích học sinh, giáo viên, và gia đình cùng đóng góp vào việc cải thiện tình trạng học tập để xây dựng một xã hội có tri thức và phát triển.

2. Dàn ý Nghị luận xã hội về hiện tượng học vẹt học tủ của học sinh mẫu 2

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài

a. Giải thích

+ Học tủ là gì?

+ Học vẹt là gì?

b. Thực trạng

Tình trạng học tủ xuất hiện tại các trường học

c. Nguyên nhân

+ Do ý thức tự giác học và rèn luyện trong một quá trình dài chưa có

+ Học sinh bị ép học quá nhiều kiến thức, quá nhiều môn học cùng lúc, không thể tiêu hóa nổi nên đến kì thi phải lựa chọn cách học tủ, học vẹt để giải quyết vấn đề điểm số

+ Hệ thống giáo dục thiếu thực tế, đặt nặng kiến thức sách vở, học sinh đọc thuộc lòng nhưng không hiểu bản chất vấn đề

d. Hậu quả

+ Học sinh hổng kiến thức

+ Điểm số cao nhưng thực chất học sinh không hiểu bài giảng

e. Giải pháp

+ Thay đổi phương pháp giảng dạy, truyền đạt tới học sinh

+ Tạo điều kiện phát triển thực tế

+ Học sinh cần có ý thức học tập

3. Kết bài

Kết luận vấn đề

3. Dàn ý Nghị luận xã hội về hiện tượng học vẹt học tủ của học sinh mẫu 3

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Hiện tượng học tủ, học vẹt của học sinh hiện nay.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình.

2. Thân bài

a. Thực trạng

Tình trạng lười học của học sinh ngày nay càng ngày càng phổ biến và dễ dàng nhận ra.

Nhiều học sinh có cách học đối phó, học cho có, học để qua mắt thầy cô, để thầy cô không khiển trách.

Bài tập được giao về nhà các em không giải mà chỉ đi chép hoặc làm qua loa, gian lận trong thi cử…

b. Nguyên nhân

Chủ quan: do ý thức học tập của một số bạn còn kém, các bạn chưa nhận ra được tầm quan trọng của việc học, do bản tính còn ham chơi, muốn học cho nhanh để làm việc khác hoặc muốn được điểm cao mà lười học…

Khách quan: thầy cô cho khối lượng bài tập rất nhiều và khó khiến các bạn không làm kịp nhưng vẫn phải nộp; do bố mẹ kì vọng cao, muốn con em mình học nhiều hơn nữa,…

c. Hậu quả

Chất lượng giáo dục ngày càng đi xuống, các em học sinh không tiếp thu được nhiều kiến thức.

Gây ra những thói quen xấu cho học sinh: ỷ lại, chép bài, gian lận trong thi cử,…

Nền giáo dục ngày càng đi xuống.

d. Giải pháp

Mỗi học sinh cần có tinh thần tự giác trong học tập, cố gắng tìm tòi học hỏi, không dựa dẫm vào người khác, hạn chế tối đa những hành vi không tốt trong học tập và thi cử.

Gia đình không nên bắt em con em mình học tập quá sức hoặc quá đặt nặng thành tích lên con mình.

Nhà trường và các thầy cô giáo cần ra lượng bài tập hợp lí, không quá nhiều đồng thời có những biện pháp nghiêm khắc đối với những trường hợp đối phó trong học tập của học sinh.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: Hiện tượng học tủ, học vẹt của học sinh hiện nay đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

4. Dàn ý Nghị luận xã hội về hiện tượng học vẹt học tủ của học sinh mẫu 4

I. MỞ BÀI

Dẫn dắt, nêu khái quát về vấn đề học vẹt và học tủ trong xã hội ngày nay. Sơ lược nhận định, ý kiến của em về vấn đề này.

II. THÂN BÀI

Nêu khái niệm về học vẹt học tủ:

-Học tủ là gì? Chỉ học một hoặc một vài phần trong số những kiến thức, bài học cần thiết.

-Học vẹt là gì? Học thuộc vanh vách câu từ nhưng không hiểu ý nghĩa bài học.

-Học tủ, học vẹt là cách học sai lầm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng học tập.

-Nêu thực trạng học vẹt và học tủ trong nhà trường: cách học trở nên phổ biến, tràn lan, ít được quan tâm, kiểm soát,...(dẫn chứng một số ví dụ cụ thể).

Những nguyên nhân dẫn đến học vẹt, học tủ:

-Tinh thần tự giác học tập của học sinh chưa cao (lười học bài, chờ may rủi nên chỉ học một phần).

-Học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng của việc lí giải và vận dụng kiến thức.

-Nhiều trường hợp giáo viên nhồi nhét kiến thức, không tóm gọn trọng tâm bài học, cho ghi chép tràn lan khiến học sinh khó có thể vừa học thuộc vừa lí giải kĩ, tạo cảm giác mệt mỏi, chán học.

-Việc rèn luyện, thực hành, ứng dụng thực tế trong nhà trường chưa được chú trọng khiến học sinh không có cơ hội kiểm chứng kiến thức, tiếp thu kiến thức thụ động, khó làm chủ kiến thức.

Những tác hại của học tủ, học vẹt:

-Học sinh mất hứng thú với việc học, dễ chán nản.

-Không làm chủ được kiến thức, không ứng dụng được kiến thức vào thực tế khiến việc học mất đi ý nghĩa của nó.

-Chất lượng giáo dục ngày càng đi xuống.

-Hiệu quả làm việc trong tương lai không lí tưởng.

-Xã hội ngày càng kém phát triển.

Biện pháp khắc phục việc học vẹt học tủ:

-Tuyên truyền giúp học sinh cần nâng cao ý thức, điều chỉnh thái độ trong học tập và tiếp cận kiến thức.

-Học sinh xác định rõ mục tiêu học tập để có phương pháp học phù hợp.

-Cải cách, điều chỉnh phương thức giảng dạy kiến thức trong nhà trường.(tăng số lượng và hiệu quả các tiết thực hành, tóm gọn kiến thức trọng tâm tránh cho học sinh ghi chép thừa quá nhiều, làm sinh động bài giảng,...).

III. KẾT BÀI

Khẳng định lại quan điểm, ý kiến về vấn đề học tủ, học vẹt. Bàn luận mở rộng vấn đề.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
35
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 9 Sách mới

    Xem thêm