Dàn ý nghị luận xã hội về "Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương"
Những bài văn mẫu hay lớp 9
Văn mẫu lớp 9: Dàn ý nghị luận xã hội về "Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương" gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.
Dàn ý nghị luận xã hội về "Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương"
I. MỞ BÀI
Dẫn dắt, giới thiệu câu nói (trích dẫn cả câu trong dấu “...”). Khái quát suy nghĩ, nhận định của em về câu nói này (đúng, sai, có ý nghĩa trong mọi thời đại,...)
II. THÂN BÀI
Phân tích, khái quát ý nghĩa của câu nói trên:
Sự cẩu thả là gì? (thái độ thiếu trách nhiệm, thiếu nghiêm túc trong công việc, qua loa chiếu lệ để đối phó,...)
Thế nào là bất lương? (những hành vi thiếu đạo đức, xâm phạm, gây hại, gây hậu quả xấu cho cá nhân hoặc cộng đồng, đáng phê phán,...)
Rút ra ý nghĩa câu nói “Sự cẩu thả.....bất lương”. (là thái độ thiếu trách nhiệm, qua loa trong công việc gây ra hậu quả nghiêm trọng...)
Dẫn một vài ví dụ thực tế về sự cẩu thả trong nghề nghiệp mà em biết và hậu quả gây ra.
Ví dụ:
Nghề xây dựng (cẩu thả trong thiết kế, xây dựng công trình, quy trình làm việc, nguyên vật liệu xây dựng,....) => công trình thiếu chắc chắn, bị xuống cấp, sập đổ,...thiết hại đến tính mạng và tài sản con người.
Nghề giáo viên ( qua loa trong khâu chuẩn bị giáo án, giản dạy trên lớp sai kiến thức, chuẩn mực và thái độ giáo dục kém,...) => Học sinh bị sai lệch kiến thức, học tập kém, nhân phẩm dễ xuất hiện lệch lạc,... ảnh hưởng tiêu cực đến tương lai của thế hệ trẻ.
Nghề viết báo (sử dụng thông tin thiếu chính xác, viết sai sự thật,...) => Khiến người đọc hiểu sai vấn đề, gây tổn thất cho đối tượng bị nhắc đến,... làm giảm tính chân thực của thông tin, dẫn dắt dư luận sai hướng, gây mất niềm tin của xã hội vào truyền thông.
Các nguyên nhân khác.
Nêu một số nguyên nhân dẫn đến sự cẩu thả trong nghề nghiệp.
Ví dụ:
Sự sai lầm trong lựa chọn nghề nghiệp khiến không thể tận tâm với nghề (thích nghề này nhưng chọn nghề khác, chọn nghề theo trào lưu, theo ý kiến số đông,...).
Tâm lý thiếu nhẫn nại, ngại khó trong công việc (thường bỏ dở công việc giữa chừng, vấn đề quá khó thì không chịu suy nghĩ để tìm cách giải quyết mà làm bừa cho xong, ...).
Chạy theo nhu cầu vật chất (làm cho có, cho xong để kiếm tiền; làm nhanh để tăng hiệu suất, tăng thu nhập; mức lương được trả chưa vừa ý nên chỉ làm qua loa,...)
Đưa ra lời khuyên, phương hướng giải quyết cho vấn đề.
Ví dụ:
Nên thận trọng hơn trong việc lựa chọn và theo đuổi nghề nghiệp trong tương lai.
Có thái độ tích cực, tinh thần trách nhiệm hơn trong công việc.
Cơ quan làm việc nên có chính sách đãi ngộ, chế độ lương bổng hợp lý để khuyến khích nhân viên làm việc tốt hơn.
Các biện pháp khác.
Khái quát lại nhận định, cảm nghĩ của bản thân về câu nói.
III. KẾT BÀI
Khẳng định lại bản chất của câu nói (đúng, sai, quan trọng, ý nghĩa,...). Qua đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.
Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 9: Dàn ý nghị luận xã hội về "Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương". Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 9 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 9.
Bài tiếp theo: Dàn ý nghị luận về vấn đề biến đổi khí hậu