Dàn ý nghị luận xã hội về đức tính khiêm tốn

Văn mẫu lớp 9: Dàn ý nghị luận xã hội về đức tính khiêm tốn gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Dàn ý nghị luận xã hội về tính khiêm tốn mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tính khiêm tốn.

(Học sinh tự lựa chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp cho bài làm văn của mình).

2. Thân bài

a. Giải thích

Khiêm tốn: là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, những việc mình đã làm, không khoe khoang thành công, không tự đề cao, không kiêu căng, tự phụ, luôn cố gắng, nỗi lực, không ngừng học tập và học hỏi.

b. Phân tích

Người khiêm tốn là người ham học hỏi những điều hay, lẽ phải từ người khác, không ngừng cố gắng vươn lên trong cuộc sống, những người như thế sẽ rèn luyện được cho bản thân mình những đức tính tốt đẹp khác như kiên trì, nỗ lực,… xứng đáng được người khác học tập theo.

Nếu trong xã hội ai cũng có lòng khiêm tốn và ý chí vươn lên thì xã hội này sẽ ngày càng tốt đẹp hơn, phát triển hơn.

Người có lòng khiêm tốn sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng, tin tưởng và sẽ thành công rực rỡ hơn những người khác.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người tài giỏi nhưng sống với lòng khiêm tốn làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến.

d. Phản đề

Trong xã hội vẫn có không ít người có tính huênh hoang, tự cao tự đại, hay khoe khoang những thứ mà bản thân mình có, thậm chí có những người nói quá, làm lố để mong nhận được sự chú ý của người khác, khiến người khác phải trầm trồ, ngưỡng mộ bản thân mình,… → những người này cần bị phê phán, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: sự khiêm tốn và rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Dàn ý nghị luận xã hội về đức tính khiêm tốn mẫu 2

I. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu về lòng khiêm tốn. Nêu nhận định, đánh giá của bản thân về vấn đề này (là một phẩm chất đáng quý, quan trọng,...).

II. Thân bài

Giải thích khái niệm:

-Khiêm tốn là gì? Một nét tính cách, phẩm chất đẹp trong việc nhìn nhận và đánh giá bản thân. Bản chất của lòng khiêm tốn chỉ thực sự đúng khi con người thật sự nhận thức được điểm cần phấn đấu của bản thân chứ không phải chỉ nói ngoài miệng.

-Người có lòng khiêm tốn là người như thế nào? Người không tự mãn, kiêu căng về vị trí và khả năng của bản thân, luôn tích cực rèn luyện để hoàn thiện nâng cao năng lực và không ngừng tiến xa hơn.

Biểu hiện của đức tính khiêm tốn:

-Nói năng, cư xử lễ độ, nhún nhường với người xung quanh.

-Biết nhận thức cái chưa đúng, chưa đủ, chưa giỏi của bản thân.

-Biết học tập và đúc kết kinh nghiệm từ những người giỏi hơn.

-Biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến của người khác để hoàn thiện mình.

-Dám thừa nhận khi năng lực của mình thực sự thua kém người khác.

Vai trò của lòng khiêm tốn:

-Người khiêm tốn nhận được thiện cảm và đánh giá cao từ những người xung quanh.

-Giúp cá nhân nhận ra thiếu sót để tự hoàn thiện, mài giũa năng lực và ngày càng tiến bộ.

-Là động lực thúc đẩy sự phấn đấu giúp con người thành công trong mọi công việc.

-Người khiêm tốn biết lắng nghe và sẵn sàng nhận sai nên thường nhận được sự góp ý hữu ích và giúp đỡ chân thành từ người khác.

-Lòng khiêm tốn giúp các mối quan hệ với người xung quanh trở nên hài hòa, tốt đẹp.

Lời khuyên:

-Mỗi người cần trang bị cho mình lòng khiêm tốn.

-Nên có ý thức khách quan về năng lực của bản thân để tránh những sai lầm gây ra do tự mãn.

-Nên học cách lắng nghe người khác dù mình đã biết về vấn đề đó, điều này có lẽ sẽ giúp bạn hiểu biết thêm..

III. Kết bài

Khái quát lại nhận định của bản thân về lòng khiên tốn. Đúc kết kinh nghiệm cho bản thân.

--------------------------------

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 9: Dàn ý nghị luận xã hội về đức tính khiêm tốn. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 9 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 9.

Bài tiếp theo: Dàn ý nghị luận xã hội về "Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương"

Đánh giá bài viết
3 6.289
Sắp xếp theo

    Lớp 9

    Xem thêm