Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn trường chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa năm 2022

Mời các bạn tham khảo Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa năm 2022 kèm gợi ý đáp án do VnDoc sưu tầm và đăng tải sau đây. Đây là tài liệu hay cho các bạn so sánh đối chiếu với bài làm chính thức của mình. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

1. Đáp án đề vào lớp 10 môn Văn chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa năm 2022

I. ĐỌC HIỂU:

1. Phương thức biểu đạt chính là: biểu cảm.

2. “cái cây" mà "tôi ước" được thể hiện qua các từ ngữ, hình ảnh là con chim sâu nhảy nhót, con chim tớ hót...

3.

Các dòng thơ có thể hiểu:

  • Chúng ta phải sống trọn vẹn, sống hết mình với cuộc đời.
  • Sống là cống hiến cho xã hội và không ngừng trau dồi, nâng cao giá trị của bản thân.

4.

HS trả lời theo quan điểm cá nhân đưa ra lí giải phù hợp.

Gợi ý:

- Đồng ý với quan điểm của tác giả.

- Vì:

  • Cái cây cho chúng ta thấy rằng: Phải biết ý thức thời gian đời người hữu hạn để sống có ý nghĩa.
  • Phải biết trăn trở về ý nghĩa sự tồn tại của mình để sống sao cho có ý nghĩa.

II. LÀM VĂN:

Câu 1.

Cách giải:

1. Nêu vấn đề: Ý nghĩa của việc sống là chính mình.

2. Giải thích:

- Sống là chính mình. Nghĩa là luôn tin vào khả năng của mình, đặt ra mục tiêu, kế hoạch, ước mơ và biết phấn đấu, cố gắng, giữ vững lập trường vì mục tiêu đó. Sống là chính mình nghĩa là không bị tác động từ bên ngoài, có ý kiến, quan điểm riêng và có ý thức bảo vệ quan điểm của mình.

3. Bàn luận

Ý nghĩa của việc sống là chính mình:

+ Mỗi cá nhân được sinh ra đều có những đặc điểm, sứ mệnh riêng biệt, có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Vì thế mỗi người sẽ tạo ra một giá trị riêng biệt mang dấu ấn của chúng bản thân mình. Điều đó lý giải vì sao con người cần phải sống là chính mình.

+ Sống là chính mình khiến ta không phải che giấu suy nghĩ, cảm xúc, được thành thật với bản thân. Từ đó, tìm thấy niềm vui, sự an yên trong cuộc sống.

+ Được sống là chính mình giúp ta có ý chí, kiên định, có động lực, niềm tin hoàn thiện mình và thực hiện mục tiêu sống.

+ Sống là chính mình sẽ tạo nên bản sắc riêng, làm cho cộng đồng đa sắc diện.

3. Rút ra bài học liên hệ:

- Phê phán những người chạy theo lối sống của người khác, a dua, đua đòi mà đánh mất đi bản sắc riêng của mình.

- Cân phân tách rõ ràng giữa việc sống là chính mình với sự cố chấp, bảo thủ.

- Bên cạnh việc sống là chính mình cũng cần hội nhập để bản thân hoàn thiện hơn.

Câu 2. Phương pháp: phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long.

- Giới thiệu tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa.

- Giới thiệu đoạn trích cần phân tích.

2. Thân bài

a. Giới thiệu khái quát:

Truyện ngắn tập trung vào cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn của Sa Pa qua lời giới thiệu của bác lái xe. Đoạn văn ngắn đã khái quát được vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn của anh thanh niên qua lời tâm sự của anh thanh niên với bác họa sĩ và cố kĩ sư.

b. Nhân vật anh thanh niên:

* Hoàn cảnh sống và làm việc:

- Một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa. Công việc của anh là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Công việc đơn điệu đòi hỏi phải thật tỉ mỉ, chính xác, có ý thức tự giác.

- Nhưng cái gian khổ nhất phải vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người.

* Những nét đẹp của nhân vật thể hiện qua đoạn trích:

- Có lý tưởng cống hiến, đi bội không được anh tình nguyện làm việc ở Sa Pa.

- Suy nghĩ đẹp về công việc:

+ Vì công việc mà anh phải sống một mình trên núi cao nhưng anh vẫn gắn bó với công việc của mình bởi “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được”. Anh yêu công việc tới mức trong khi mọi người còn ái ngại cho cuộc sống ở độ cao 2.600m của anh thì anh lại ước ao được làm việc ở độ cao trên 3.000m “như vậy mới gọi là lý tưởng”.

+ Công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác cao: hằng ngày lặp lại tới 4 lần các thao tác “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết” và khó khăn nhất là lúc 1 giờ sáng “nửa đêm thức dậy xách đèn ra vườn, mưa tuyết, giá lạnh...” nhưng anh vẫn coi công việc là niềm vui “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất”.

+ Ý thức được giá trị công việc mà mình đang làm: dự vào việc báo trước thời tiết nên “việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia”.

> Những suy nghĩ ấy chỉ có ở những con người yêu lao động, yêu công việc của mình dù nó thật khó khăn, đơn điệu và buồn tẻ. Công việc là niềm vui, là cuộc sống của anh.

- Suy nghĩ đẹp về cuộc sống:

+ Tự mình tìm lời giải đáp cho những câu hỏi quan trọng “Mình sinh ra là gì, mình đẻ ra ở đâu, mình vì ai mà làm việc?” những câu hỏi cho anh biết giá trị của bản thân và ý nghĩa của cuộc sống.

+ Suy nghĩ đúng đắn về giá trị của hạnh phúc: Hạnh phúc không phải là khi cuộc sống đầy đủ về vật chất mà là khi ta làm được những điều có ích. Một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta, bắn rơi được máy bay Mỹ trên cầu Hàm Rồng, anh thấy mình “thật hạnh phúc”.

⇒ Qua lời kể hồn nhiên, chân thành của người thanh niên, tác giả Nguyễn Thành Long đã giúp người đọc cảm nhận được những suy nghĩ đẹp và đúng đắn của anh thanh niên cũng như của những người lao động ở Sa Pa.

- Làm phong phú cuộc sống của mình: Anh thường xuyên đọc sách. Vì sách chính là người bạn để anh “trò chuyện”. Nhờ có sách mà anh chống chọi được với sự vắng lặng quanh năm. Nhờ có sách mà anh tiếp tục học hành, mở mang kiến thức.

⇒ Những tình cảnh cao đẹp trên đã tạo nên những phẩm chất đáng quý ở anh thanh niên - một con người lao động với XHCN.

⇒ Nhận xét: Qua đoạn trích trên có thể thấy rằng tác giả đặc biệt yêu mến những con người lao động thầm lặng. Không chỉ vậy, ông còn tôn trọng, ngợi ca những cống hiến thầm lặng của họ cho đất nước.

3. Kết bài:

- Truyện Lặng lẽ Sa Pa ngợi ca ngợi những con người lao động như anh thanh niên làm công tác khí tượng và thế giới những con người như anh.

- Qua câu chuyện về anh thanh niên, tác phẩm cũng gợi tả những con người đang dành cả thanh xuân để cống hiến, phục vụ kháng chiến với nhiều phẩm chất cao đẹp.

---------HẾT--------

2. Đề thi vào lớp 10 môn Văn chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa năm 2022

Đề thi Văn vào lớp 10 chuyên Lam SơnĐề thi Văn vào lớp 10 chuyên Lam Sơn

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa năm 2022. Để có thể đạt điểm cao trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, mời các em vào chuyên mục Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 trên VnDoc để luyện tập nhé. Tài liệu tổng hơp các đề thi mới nhất giúp các em học sinh có nguồn tài liệu phong phú và hữu ích, chuẩn bị tốt nhất cho kì thi vào lớp 10 sắp tới. Chúc các em học tốt.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi vào 10 môn Văn

    Xem thêm