Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương Giáo dục công dân lớp 6 kì 1 năm 2020 - 2021

Đề cương Giáo dục công dân lớp 6 kì 1 năm 2020 - 2021 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc, tổng hợp giúp các em học sinh ôn tập lại toàn bộ chương trình học môn GDCD lớp 6, chuẩn bị cho bài thi, bài kiểm tra cuối học kì 1 lớp 6 đạt kết quả cao. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.

Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 6

I. LÝ THUYẾT:

Bài 1: LỄ ĐỘ

a) Lễ độ là cách cư xử đúng mực khi giao tiếp.

b) Biểu hiện:

– Thể hiện sự tôn trọng, quý mến người khác.

– Thể hiện người có văn hóa, đạo đức.

c) Ý nghĩa:

Lễ độ giúp cho:

– Quan hệ với mọi người tốt đẹp.

– Xã hội văn minh, tiến bộ.

Bài 2: BIẾT ƠN

a) Biết ơn:

- Bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm.

- Làm những việc đền ơn, đáp nghĩa.

b) Ý nghĩa:

- Tạo mối quan hệ xã hội tốt đẹp.

- Làm đẹp nhân cách con người.

Bài 3: TÔN TRỌNG KỶ LUẬT

a) Tôn trọng kỷ luật:

- Biết tự giác chấp hành những quy định chung ở mọi lúc, mọi nơi.

- Chấp hành sự phân công của tập thể.

b) Ý nghĩa :

- Duy trì nề nếp, kỉ cương của gia đình và xã hội.

- Bảo vệ lợi ích của cộng đồng và bản thân.

Bài 4: LỊCH SỰ - TẾ NHỊ

a) Lịch sự, tế nhị:

- Lịch sự: những cử chỉ, hành vi đúng mực trong giao tiếp ứng xử.

- Tế nhị: sự khéo léo, nhã nhặn trong giao tiếp ứng xử.

b) Biểu hiện:

- Thể hiện ở lời nói và hành vi giao tiếp;

- Hiểu biết cách xử sự trong quan hệ giữa người với người.

c) Ý nghĩa:

Thể hiện người có văn hóa, có đạo đức.

II. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG:

- Tham khảo các bài tập tình huống SGK - Sách Thực hành

- Các tình huống thực tiễn trong cuộc sống

Câu hỏi ôn tập học kì 1 Công dân lớp 6

Câu 1.

Nêu các cách giúp em tự chăm sóc, rèn luyện thân thể?

Trả lời : Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể là biết :

+ Giữ gìn vệ sinh cá nhân,

+ Ăn uống điều độ đủ chất dinh dưỡng...(chú ý an toàn thực phẩm).

+ Hằng ngày tích cực luyện tập TDTT.

+ Tích cực phòng bệnh,

+ Khi mắc bệnh tích cực chữa chạy triệt để.

+ Không hút thuốc lá và dùng các chất kích thích khác.

Câu 2: Thế nào là siêng năng kiên trì? Để siêng năng kiên trì trong cuộc sống em cần phải làm gì?

Trả lời:

+ Siêng năng là thể hiện sự cần cù, miệt mài trong công việc, làm việc thường xuyên, đều đặn không tiếc công sức.

+ Kiên trì là quyết tâm thực hiện công việc đến cùng, không bỏ dở giữa chừng. mặc dù khó khăn gian khổ hoặc trở ngại.

Để trở thành người siêng năng, kiên trì trong cuộc sống, em cần phải:

+ Chăm chỉ học hành, quyết tâm phấn đấu đạt mục tiêu trong học tập, như: đi học đều, học bài và làm bài đầy đủ, gặp bài khó không nản long

+ Tham gia lao động, làm những công việc phù hợp với sức lực của mình, sống gọn gàng ngăn nắp, tích cực tham gia các hoạt động do trường, lớp và địa phương tổ chức.

Câu 3: Thế nào là tiết kiệm? Em đã làm gì để thực hành tiết kiệm?

Trả lời:

* Tiết kiệm là sử dùng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.(1 đ)

* Thực hành tiết kiệm: (1 đ)

+ Ăn mặc giản dị.

+ Tận dụng đồ củ để sử dụng.

+ Giữ gìn bàn ghế.

+ Tắt điện, khoá nước khi ra về.

+ Tiết kiệm điện, nước.

+ Thu gom giấy vụn.

Câu 4: Thế nào là lễ độ? Để là người có phẩm chất lễ độ, em cần phải ứng xử như thế nào với mọi người trong khi giao tiếp?

Trả lời:

- Lễ độ là cách cư xử đứng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.

Khi giao tiếp với người khác em cần có thái độ, cử chỉ, lời nói,.. phù hợp với yêu cầu của tính lễ độ.

Ví dụ như: lời nói nhẹ nhàng, thưa gửi đúng lúc, đúng đối tượng, biết cám ơn, biết xin lỗi, biết nhường bước trong những trường hợp cần thiết, có thái độ đúng mực, khiêm tốn ở những nơi công cộng

Câu 5: Tôn trọng kỉ luật là gì?Vì sao cần phải tôn trọng kỉ luật?

Trả lời :

- Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành các quy định chung của gia đình, tập thể.

- Mọi người đều tôn trọng kỉ luật thì cuộc sống của gia đình, xã hội có nề nếp, kỉ cương, bảo vệ quyền lợi cho mọi người và lợi ích của bản thân.

Câu 6: Biết ơn là một truyền thống đạo lý của dân tộc ta, em hiểu thế nào về lòng biết ơn? Nêu 2 việc làm thể hiện lòng biết ơn của em đối với mọi người.

Trả lời: Biết ơn là một truyền thống đạo lý của dân tộc ta, em hiểu về biết ơn

- Bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm.

- Làm những việc đền ơn, đáp nghĩa

* 2 việc làm thể hiện lòng biết ơn

- Biết ơn cha mẹ đã sinh thành dưỡng dục thể hiện bằng việc học tập tốt để làm vui lòng cha mẹ

- Biết ơn thầy cô đã dạy dỗ ta nên người thể hiện bằng việc lễ phép, chăm học và văng lời thầy cô

Câu 7: Thiên nhiên bao gồm những gì? Vì sao chúng ta cần phải yêu quý và bảo vệ thiên nhiên?

Trả lời :.

* Thiên nhiên: Bao gồm không khí, bầu trời,sông, suối, rừng cây,đồi núi,động thực vật .

* Con người cần phải yêu quý và bảo vệ thiên nhiên là vì:

- Thiên nhiên rất cân thiết cho cuôc sống của con người .

- Thiên nhiên nhiên cung cấp cho con người, phương tiện điều kiên để sinh sống.

- Nếu thiên nhiên bị tàn phá thì cuộc sống con người sẽ bị đe doạ (xảy ra lũ lụt,hạn hán…)

Câu 8: Sống chan hòa là gì? Vì sao chúng ta cần phải sống chan hòa với mọi người?

- Sống chan hòa là sống vui vẻ, hòa hợp với mọi người, sẵn sàng tham gia vào các hoạt động chung có ích

- Sống chan hòa được mọi người quý mến, giúp đỡ, xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp.

Câu 9: Lịch sự, tế nhị là gì? Vì sao phải lịch sự, tế nhị?

Trả lời: Lịch sự là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp

Tế nhị là sự khéo léo sử dụng cử chỉ ngôn ngữ trong giao tiếp

· Vì lịch sự, tế nhị thể hiện sự tôn trọng những người xung quanh, thể hiện trình độ văn hóa, đạo đức của mỗi người.

Câu 10: Thế nào là tích cực? thế nào là tự giác? Nêu lợi ích của việc tích cực tự giác trong hoạt động tập thể?

Trả lời: Tích cực là luôn luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập, làm việc và rèn luyện

Tự giác là chủ động làm việc, học tập, không cần ai nhắc nhở giám sát.

* Lợi ích:

- Mở rộng hiểu biết về mọi mặt

- Rèn luyện những kỹ năng cần thiết

- Góp phần xây dựng quan hệ tập thể,tình cảm thân ái.

- Được mọi người yêu quý.

Câu 11:

Mục đích học tập trước mắt của học sinh là gì? Để đạt được mục đích đã đề ra, học sinh cần phải làm gì?

Trả lời:

* Mục đích học tập của học sinh: Là phải nổ lực học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ,người công dân tốt . Trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao đông để tự lập nghiệp và góp phầ xây đựng quê hương đất nước bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa .

* Phương hướng để đạt mục đích học tâp đề ra :

- Cần phải tu dưỡng đạo đức, học tâp tốt.

- Tích cực tham gia các hoạt động tâp thể và hoạt động xã hội để phát triển toàn diện nhân cách.

Câu 12:

Liên là học sinh giỏi của lớp 6A nhưng Liên không tham gia các hoạt động của lớp, của trường vì sợ mất thời gian, ảnh hưởng đến kết quả của bản thân.

a. Em hãy nhận xét hành vi của Liên?

b. Nếu là bạn Liên em sẽ làm gì?

Trả lời:

a. Nhận xét

- Hành vi của Liên là không đúng, là ích kỉ.

- Nếu ai cũng như Liên thì mọi hoạt động của lớp sẽ bị ngừng trệ.

b. Nếu là bạn của Liên em sẽ

- Khuyên Liên nên tham gia các hoạt động của lớp, của trường.

- Giải thích để Liên hiểu lợi ích của việc tham gia các hoạt động tập thể: mở mang hiểu biết, xây dựng được quan hệ, rèn luyện khả năng giao tiếp ứng xử, hợp tác tổ chức.

- Cùng các bạn trong lớp vận động và tạo cơ hội để Liên tham gia các hoạt động của lớp.

Câu 13. Cho tình huống sau.

Tuấn rủ Phương đi xem bóng đá để cổ vũ cho đội của trường. Phương từ chối không muốn đi vì muốn ngủ. Tuấn phải đi rủ các bạn khác.

Em có nhận xét gì về việc làm của Tuấn và sự từ chối của Phương?

b. Theo em, là học sinh chúng ta phải có ý thức như thế nào trong việc tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức?

Trả lời: a. Tuấn là người tích cực, tự giác tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức, còn Phương là người không tích cực, tự giác trong các hoạt động do nhà trường tổ chức.

b. Là học sinh phải có ý thức tự giác tham gia các hoạt động do lớp, trường và địa phương tổ chức. Vì tham gia các hoạt động đó giúp bản thân rèn được những kỹ năng sống cần thiết cho bản thân, mở rộng được sự hiểu biết về mọi mặt...

Câu 14: Tình huống: Một lần đến nhà Hải chơi, Hạnh thấy nước chảy tràn bể liền nhắc bạn khóa vòi nước nhưng Hải bảo: “Nước rẻ lắm, chẳng đáng bao nhiêu, kệ cho nó chảy, tớ đang xem phim hay tuyệt”.

Câu hỏi: Em có đồng tình với suy nghĩ và việc làm của Hải không? Vì sao?

Trả lời: Không đồng tình với suy nghĩ và việc làm của Hải, vì Hải đã để nước chảy tràn lan, gây lãng phí không cần thiết. Hải đã không có đức tính tiết kiệm

Dù giá nước có rẻ cũng không nên sử dụng một cách tùy tiện, vì Nhà nước đang yêu cầu nhân dân tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn tài nguyên nước.

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 6 năm 2020 gồm 2 phần: Lý thuyết và bài tập cho các em học sinh tham khảo, ôn tập lại toàn bộ các kiến thức môn GDCD trong chương trình học kì 1. Ngoài ra, các em học sinh tham khảo đầy đủ chi tiết các dạng đề thi học kì 1 lớp 6 đầy đủ các môn mới nhất trên VnDoc.com.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
9
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 6

    Xem thêm