Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 lớp 12 môn GDCD

Đề cương ôn tập môn Giáo dục công dân 12 giữa học kì 1

VnDoc gửi tới các bạn Đề cương ôn tập giữa học kì 1 lớp 12 môn GDCD bao gồm lý thuyết và các câu hỏi ôn tập môn GDCD 12 có đáp án, giúp các em hệ thống kiến thức được học trong nửa đầu kỳ 1 môn Giáo dục công dân lớp 12. Đây là tài liệu hữu ích giúp các em ôn thi giữa học kì 1  hiệu quả. Chúc các em học tốt.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

MÔN GDCD 12

Bài 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG

I. LÝ THUYẾT

1. Khái niệm pháp luật.

a. Pháp luật là gì?

- Khái niệm : Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

b. Các đặc trưng của pháp luật : 3 đặc trưng.

- Pháp luật có tính quy phạm phổ biến.

- Pháp luật mang tính quyền lực, bắt buộc chung.

- Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

2. Bản chất của pháp luật : 2 bản chất

- Bản chất giai cấp của pháp luật.

- Bản chất xã hội của pháp luật

3. Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức.

- Đạo đức :- quy tắc được hình thành tự đời sống xã hội.

- N.dung: quan niệm: thiện – ác, nghĩa vụ, lương tâm ...

- Pháp luật: nhà nước xây dựng pháp luật dựa trên => đưa các quy tắc, chuaarm mực đạo đức phù hợp với sự tiến bộ và phát triển của xã hội => Quy phạm pháp luật.

=> Pháp luật & đạo đức : quan hệ chặt chẽ :

- quy tắc, khuôn mẫu, chuẩn mực xử sự chung

- giới hạn, đánh giá hành vi chủ thể (việc được, phải, không được làm)

- Pl => phương tiện đặc thù thể hiện & bảo vệ các giá trị đạo đức cao đẹp.

4. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội : 2 vai trò

- Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội.

- Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Pháp luật XHCN mang bản chất của giai cấp

A. Nhân dân lao động

B. Giai cấp cầm quyền

C. Giai cấp tiến bộ

D. Giai cấp công nhân.

Câu 2: Pháp luật do nhà nước ta ban hành thể hiện ý chí, nhu cầu lợi ích của

A. Giai cấp công nhân

B. Đa số nhân dân lao động

C. Giai cấp vô sản

D. Đảng công sản Việt Nam

Câu 3: Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý

A. Quản lý XH

B. Quản lý công dân

C. Bảo vệ giai cấp

D. Bảo vệ các công dân.

Câu 4: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ

A. Lợi ích kinh tế của mình

B. Các quyền của mình

C. Quyền và nghĩa vụ của mình

D. Quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Câu 5: Pháp luật là

A. Hệ thống các văn bản và nghị định do các cấp ban hành và thực hiện.

B. Những luật và điều luật cụ thể trong thực tế đời sống.

C. Hệ thống các quy tắc sử xự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

D. Hệ thống các quy tắc sử xự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa phương.

Câu 6: Pháp luật có đặc trưng là

A. Bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.

B. Vì sự phát triển của xã hội.

C. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến; mang tính quyền lực, bắt buộc chung; có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

D. Mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội.

Câu 7: Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện ở

A. Pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội.

B. Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp trong xã hội.

C. Pháp luật bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động.

D. Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội.

Câu 8: Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm:

A. Các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm của con người.

B. Quy định các hành vi không được làm.

C. Quy định các bổn phận của công dân.

D. Các quy tắc xử sự (việc được làm, việc phải làm, việc không được làm)

Câu 9: Một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với quy phạm đạo đức là:

A. Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung.

B. Pháp luật có tính quyền lực.

C. Pháp luật có tính bắt buộc chung.

D. Pháp luật có tính quy phạm.

Câu 10: Pháp luật là phương tiện để công dân

A. Tự bảo vệ mình.

B. Thực hiện quyền tự do của mình.

C. Bảo vệ mọi quyền lợi của mình.

D. Thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

ĐÁP ÁN

1D

2B

3A

4D

5C

6C

7D

8D

9A

10D

Bài 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

I. LÝ THUYẾT

1.Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật.

a. Khái niệm thực hiện pháp luật.

- Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.

b. Các hình thức thực hiện pháp luật: 4 hình thức

- Sử dụng pháp luật: Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm..

- Thi hành pháp luật: Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.

- Tuân thủ pháp luật: Các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm.

- Áp dụng pháp luật: Các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào PL để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.

2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.

a. Vi phạm pháp luật.

Các dấu hiệu cơ bản để nhận biết một hành vi VPPL:

- Thứ nhất, đó là hành vi trái pháp luật

- Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

- Thứ ba, người vi phạm pháp luật phải có lỗi.

*Kết luận: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

b. Trách nhiệm pháp lí.

- KN : Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm PL của mình.

c. Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.

Vi phạm hình sự: Là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật hình sự. Chịu trách nhiệm hình sự và các biện pháp tư pháp được quy định trong bộ luật hình sự.

Vi phạm hành chính: Là các hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước. Chịu các hình thức xử lí hành chính do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng.

Vi phạm dân sự: Là hành vi trái pháp luật xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. Chịu các biện pháp nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của các quyền dân sự bị vi phạm.

Vi phạm kỉ luật: Là hành vi trái pháp luật xâm hại các quan hệ lao động và công vụ nhà nước. Chịu các hình thức kỉ luật do thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp, trường học áp dụng đối với cán bộ - công nhân viên – học sinh – sinh viên của tổ chức mình.

II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong các hành vi dưới đây hành vi nào thể hiện hình thức áp dụng pháp luật?

A. Người tham gia giao thông không vượt qua ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ

B. Công dân A gửi đơn khiếu nại lên cơ quan nhà nước

C. Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm

D. Anh A chị B đến UBND phường đăng ký kết hôn

Câu 2: Thế nào là người có năng lực trách nhiệm pháp lý?

A. Là người đạt một độ tuổi nhất định theo qui định của PL, có thể nhận thức và điều khiển hành vi của mình.

B. Là người không mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức.

C. Là người tự quyết định cách xử sự của mình và độc lập chịu trách nhiệm về hành vi đã thực hiện.

D. Là người đạt một độ tuổi nhất định theo qui định của PL.

Câu 3: Nam công dân từ đủ 18 đến 25 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào?

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Câu 4: Trong các hình thức thực hiện pháp luật thì hình thức nào khác về chủ thể?

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Câu 5: Trong các hành vi dưới đây hành vi nào thể hiện công dân sử dụng pháp luật?

A. Người kinh doanh trốn thế phải nộp phạt

B. Anh A chị B đến UBND phường đăng ký kết hôn

C. Các bên tranh chấp phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo qui định của PL

D. Công ty X thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo quy định pháp luật

Câu 6: Quan hệ xã hội nào dưới đây không phải là quan hệ pháp luật

A. Anh A chị B làm thủ tục đăng ký kết hôn

B. Quan hệ về tình yêu nam – nữ

C. Chị N ra chợ mua rau

D. Quan hệ lao động

Câu 7: Trong các nghĩa vụ sau đây nghĩa vụ nào không phải là nghĩa vụ pháp lý?

A. Con cái có nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ già

B. Người kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế

C. Thanh niên đủ 18 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự

D. Đoàn viên thanh niên phải chấp hành điều lệ của Đoàn

Câu 8: Ngồi trên xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm là hình thức nào của thực hiện pháp luật?

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Câu 9: Thực hiện pháp luật là nghĩa vụ:

A. Của riêng các công dân.

B. Của riêng cán bộ, công chức nhà nước.

C. Của mọi cá nhân, tổ chức.

D. Của mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Câu 10: Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) đăng kí kết hôn cho công dân, có nghĩa là UBND xã đã

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Câu 11: “Công dân đủ 21 tuổi trở lên có quyền được ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân” thuộc về hình thức nào của thực hiện pháp luật ?

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Câu 13: Người đi xe đạp, xe máy không đi vào đường ngược chiều, có nghĩa là họ đã:

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Câu 14: Trong các hình thức thực hiện pháp luật thì hình thức nào khác về nội dung

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Câu 15: Chị C không đội mũ bảo hiểm khi đi xe trên đường, trong trường hợp này chị C đã:

A. Không sử dụng pháp luật.

B. Không thi hành pháp luật.

C. Không tuân thủ pháp luật.

D. Không áp dụng pháp luật.

Câu 16: Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu

A. Là hành vi trái pháp luật.

B. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.

C. Lỗi của chủ thể.

D. Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.

Câu 17: Vi phạm hình sự là

A. Hành vi rất nguy hiểm cho xã hội.

B. Hành vi nguy hiểm cho xã hội.

C. Hành vi tương đối nguy hiểm cho xã hội.

D. Hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội.

Còn tiếp. Mời các bạn tải về để xem toàn bộ tài liệu

Để chuẩn bị cho kì thi giữa học kì 1 lớp 12 sắp tới, các em cần ôn tập theo đề cương để có thể nắm được những nội dung chính được học theo từng môn. Ngoài ra các em cũng cần thực hành luyện đề để làm quen với cấu trúc đề thi. Mời các em tham khảo chuyên mục Đề thi giữa kì 1 lớp 12 trên VnDoc.com. Tài liệu gồm nhiều đề thi khác nhau được sưu tầm từ nhiều trường THPT trên cả nước, là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề và các em học sinh ôn tập, chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt kết quả cao.

Ngoài Đề cương ôn tập giữa học kì 1 lớp 12 môn GDCD , mời các bạn tham khảo thêm các môn Ngữ văn 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12... cũng được cập nhật liên tục trên VnDoc.

Để giúp bạn đọc có thể thuận tiện hơn trong việc chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm tài liệu học tập cũng như giảng dạy, VnDoc.com mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 để có thêm tài liệu học tập nhé

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Ngânn Xuânn
    Ngânn Xuânn

    bài 1 ở câu 2 sai đáp án kìa, phải là câu 2 : A mới đúng :(


    Thích Phản hồi 09/11/21
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 1 lớp 12

    Xem thêm