Bộ đề thi học kì 1 lớp 12 môn Ngữ Văn năm học 2023 - 2024
Bộ đề thi học kì 1 năm học 2023 - 2024 môn Văn 12 do VnDoc biên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 12 luyện thêm đề môn Ngữ văn có đáp án. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Bộ đề thi học kì I năm 2023 môn Văn 12 có đáp án
- Đề thi học kì I môn Văn 12 Đề 1
- Đề thi học kì I môn Văn 12 Đề 2
- Đề thi học kì I môn Văn 12 Đề 3
- Đề thi học kì I môn Văn 12 Đề 4
- Đề thi học kì I môn Văn 12 Đề 5
- Đề thi học kì I môn Văn 12 Đề 6
- Đề thi học kì I môn Văn 12 Đề 7
- Đề thi học kì I môn Văn 12 Đề 8
- Đề thi học kì I môn Văn 12 Đề 9
- Đề thi học kì I môn Văn 12 Đề 10
- Đề thi học kì 1 môn Văn 12 Đề 11
- Đề thi học kì 1 môn Văn 12 Đề 12
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.
Đề thi học kì I môn Văn 12 Đề 1
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Trên mạng xã hội, mỗi người là một ông bầu của chính mình trong cuộc xây dựng cho mình một hình ảnh cá nhân. Chúng ta đã trở nên kỳ quặc mà không hề biết. Hãy hình dung cách đây mười năm, trong một buổi họp lớp, một người bỗng nhiên liên tiếp quẳng ảnh con cái, ảnh dã ngoại công ty, ảnh con mèo, ảnh bữa nhậu, ảnh lái ô tô, ảnh hai bàn chân mình, ảnh mình trong buồng tắm lên bàn – chắc hẳn người đó sẽ nhận được những ánh mắt ái ngại (…)
Chiếc smartphone đã trở thành một ô cửa nhỏ dẫn người ta thoát khỏi sự buồn chán của bản thân, và cái rung nhẹ báo tin có thông báo mới của nó bao giờ cũng đầy hứa hẹn. Nhưng càng kết nối, càng online, thì cái đám đông rộn ràng kia lại càng làm chúng ta cô đơn hơn. Chỗ này một cái like, chỗ kia một cái mặt cười, khắp nơi là những câu nói cụt lủn, phần lớn các tương tác trên mạng hời hợt và vội vã. Càng bận rộn để giao tiếp nhiều thì chúng ta lại càng không có gì để nói trong mỗi giao tiếp. Ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn, trên mạng xã hội ta bị xáo trộn, bứt rứt, và ghen tị với cuộc sống của người khác như một người đói khát nhìn một bữa tiệc linh đình qua cửa sổ mà không thể bỏ đi. Đêm khuya, khi các chấm xanh trên danh sách friend dần dần tắt, người ta cuộn lên cuộn xuống cái news feed để hòng tìm một status bị bỏ sót, một cứu rỗi kéo dài vài giây, một cái nhìn qua lỗ khóa vào cuộc sống của một người xa lạ, để làm tê liệt cảm giác trống rỗng.
(Trích Bức xúc không làm ta vô can, Đặng Hoàng Giang, tr.76 - 77, NXB Hội Nhà văn, 2016)
Câu 1 (0,5đ): Đoạn trích trên bàn về ảnh hưởng của mạng xã hội đến đời sống tinh thần hay vật chất?
Câu 2 (0,5đ): Theo tác giả, chiếc smartphone đem đến cho con người những lợi ích và tồn tại gì?
Câu 3 (1đ): Tại sao tác giả cho rằng, những trải nghiệm trên mạng xã hội sẽ “ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn”?
Câu 4 (1đ): Qua những cảnh báo trong đoạn trích, anh/chị rút ra bài học gì?
II. Làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ): Viết bài văn nghị luận (200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề giao tiếp thời công nghệ.
Câu 2 (5đ): Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: ''Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa núi sông ta'' trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.
Đề thi học kì I môn Văn 12 Đề 2
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:
Hiện nay, khi dịch bệnh đã lan ra toàn thế giới với hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ số người tử vong vì COVID-19 trên thế giới này càng tăng, thì điều đáng mừng Việt Nam đang hạn chế mức thấp nhất ca nhiễm bệnh, dịch bệnh đang nằm trong sự kiểm soát.
(...) Có được thắng lợi đó, cho thấy chúng ta tích cực, chủ động vào cuộc ngay từ đầu của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Trung ương cùng cấp ủy, chính quyền địa phương đã có nhiều văn bản chỉ đạo, quyết liệt, huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự tham gia của toàn dân. Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, nhất là đội ngũ cán bộ y tế, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, cán bộ ngoại giao, thông tin, tuyên truyền, đoàn thể và các địa phương đã phối hợp thực hiện nghiêm túc, triển khai kịp thời, quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ được giao.
(...) Cũng chính vì tập hợp được sức mạnh của dân tộc, tình người trong cơn “bão dịch” đã được thể hiện bằng nhiều hình thức ủng hộ khác nhau. Nhiều hình ảnh xúc động về sự sẻ chia vật chất với người bị cách ly, với các đồng chí nơi tuyến đầu chống dịch hay những người nghèo khó trong xã hội đã nhân lên tạo hiệu ứng tốt đẹp trong xã hội.
(Dangcongsan.vn - Đại dịch COVID-19 và những bài học từ Việt Nam).
Câu 1 (0,5đ): Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
Câu 2 (0,5đ): Văn bản đã thể hiện tinh thần gì của dân tộc ta trong đại dịch COVID-19?
Câu 3 (1đ): Bên cạnh những tác động tiêu cực, đại dịch COVID-19 cũng mang đến những ý nghĩa đối với Việt Nam. Hãy nêu những ý nghĩa đó.
Câu 4 (1đ): Nêu bài học được rút ra từ văn bản.
II. Làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ): Viết đoạn văn 200 chữ nêu quan điểm của anh/chị về ý nghĩa của sự thay đổi bản thân.
Câu 2 (5đ): Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc.
Đề thi học kì I môn Văn 12 Đề 3
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Làm thơ, ấy là dùng lời và những dấu hiệu thay cho lời nói, tức là chữ - để thể hiện một trạng thái tâm lí đang rung chuyển khác thường. Làm thơ là đang sống, không phải chỉ nhìn lại sự sống, làm một câu thơ yêu, tâm hồn cũng rung động như khi có người yêu trước mặt. Bài thơ là những câu, những lời diễn lên, làm sống ngay lên một tình cảm, một nỗi niềm trong lòng người đọc. Bài thơ là sợi dây truyền tình cảm cho người đọc. Ta nói truyền sang hình như người đọc chỉ đứng yên mà nhận. Nhưng kì thực, cái trạng thái tâm lí truyền sang ấy là người đọc tự tạo cho mình, khi nhìn những chữ, khi nghe những lời, khi mọi sợi dây của tâm hồn rung lên vì chạm thấy những hình ảnh, những ý nghĩ, những mong muốn, những tình cảm mà lời và chữ của bài thơ kéo theo đằng sau như vùng sáng xung quanh ngọn lửa.
Câu 1 (0,5đ): Đoạn trích trên được trích từ đâu? Tác giả là ai?
Câu 2 (1đ): Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng.
Câu 3 (1,5đ): Qua đoạn trích, anh/chị hãy khái quát lại những ý nghĩa của thơ.
II. Làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ): Trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói: "Ước mơ giúp chúng ta tạo dựng được tương lai".
Câu 2 (5đ): Phân tích 9 câu đầu bài thơ Đất nước.
Đáp án đề thi học kì số 2: Đáp án Đề thi học kì I năm 2023 môn Văn 12 Đề 2.
Đề thi học kì I môn Văn 12 Đề 4
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Chia chiếc bánh của mình cho ai?
Nếu coi thời gian một ngày của bạn là chiếc bánh tròn trịa, bạn sẽ chia bánh cho bố mẹ, cho công việc, cho gia đình bao nhiêu và dành cho mình bao nhiêu phần?
Trong khi không ít các bạn trẻ hiện nay đang lãng phí chiếc bánh của mình vào những trò chơi vô bổ thì chàng “thanh niên trẻ tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh 2007 Nguyễn Hữu Ân lại dành hết chiếc bánh thời gian của mình cho những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối.
Một câu chuyện lạ lùng…
(Theo Tạ Minh Phương, báo điện tử Nguoiduongthoi.com.vn,
ngày 4-1-2007)
Câu 1 (0,5đ): Nêu nội dung chính của câu chuyện.
Câu 2 (1đ): Nêu thực trạng các bạn trẻ hiện nay đang lãng phí chiếc bánh của mình vào những trò chơi vô bổ.
Câu 3 (1,5đ): Nếu coi thời gian một ngày của bạn là chiếc bánh tròn trịa, bạn sẽ chia bánh cho bố mẹ, cho công việc, cho gia đình bao nhiêu và dành cho mình bao nhiêu phần?
II. Làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ): Nêu suy nghĩ của anh/chị về câu nói: “Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình”.
Câu 2 (5đ): Phân tích 8 câu đầu Việt Bắc.
Đáp án đề thi học kì số 3: Đáp án Đề thi học kì I năm 2023 môn Văn 12 Đề 3.
Đề thi học kì I môn Văn 12 Đề 5
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
(Tiếng hái con tàu - Chế Lan Viên)
Câu 1 (0,5đ): Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
Câu 2 (1đ): Đoạn thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng.
Câu 3 (1,5đ): Cảm nghĩ của anh/chị trước tình cảm của tác giả dành cho vùng đất Tây Bắc.
II. Làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ): ''Hãy yêu thương và chia sẻ, bạn sẽ nhận về niềm vui và hạnh phúc'' trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
Câu 2 (5đ): Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc.
Đáp án đề thi học kì số 4: Đáp án Đề thi học kì I năm 2023 môn Văn 12 Đề 4.
Đề thi học kì I môn Văn 12 Đề 6
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.”
(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn... - Phạm Lữ Ân)
Câu 1 (0,5đ): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2 (0,5đ): Xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn.
Câu 3 (1đ): Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong 4 câu đầu của văn bản và nêu tác dụng.
Câu 4 (1đ): Cho mọi người biết giá trị riêng (thế mạnh riêng) của bản thân bạn. Trả lời trong khoảng từ 3 - 4 câu.
II. Làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ): Nêu giá trị của bản thân trong cuộc sống.
Câu 2 (5đ): Phân tích nỗi nhớ của tác giả Quang Dũng được gửi gắm qua khổ thơ đầu bài Tây Tiến.
Đáp án đề thi học kì số 5: Đáp án Đề thi học kì I năm 2023 môn Văn 12 Đề 5.
Đề thi học kì I môn Văn 12 Đề 7
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Vịnh khoa thi hương
"Nhà nước ba năm mở hội khoa
Trường Nam thi lẫn với trường Hà
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ
Ậm ọe quan trường miệng thét loa
Lọng cắm rợp trời: quan sứ đến
Váy lê quét đất, mụ đầm ra
Nhân tài đất Bắc nào ai đó
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà."
(Trần Tế Xương)
Câu 1 (0,5đ): Văn bản được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (0,5đ): Từ “lẫn” ở câu thơ thứ hai có ý nghĩa như thế nào?
Câu 3 (1đ): Bài vịnh sử dung biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng.
Câu 4 (1đ): Theo anh/chị, tại sao khi quan tâm đến “cảnh nước nhà”, nhà thơ lại bắt đầu từ “nhân tài đất Bắc”.
II. Làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ): Giải thích và chứng minh câu nói: “Người không học như ngọc không mài”.
Câu 2 (5đ): Phân tích đoạn thơ sau:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”’.
Đáp án đề thi học kì số 6: Đáp án Đề thi học kì I năm 2023 môn Văn 12 Đề 6.
Đề thi học kì I môn Văn 12 Đề 8
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Cô bé nhà bên - (có ai ngờ!)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!)
Giữa cuộc hành quân không nói được một lời
Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại…
Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi…”
(Trích “Quê hương” - Giang Nam)
Câu 1 (0,5đ): Xác định thể thơ của văn bản trên.
Câu 2 (0,5đ): Nêu chủ đề - ý nghĩa của đoạn thơ trên.
Câu 3 (1đ): Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng.
Câu 4 (1đ): Qua đoạn thơ, anh/chị rút ra bài học gì về tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta?
II. Làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ): Anh/chị hãy nêu suy nghĩ của mình về câu tục ngữ: “Dám nghĩ dám làm”.
Câu 2 (5đ): Phân tích đoạn thơ sau:
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
….………………………………………
Những cuộc đời đã hoá núi sông ta…”
Đáp án đề thi học kì số 7: Đáp án Đề thi học kì I năm 2023 môn Văn 12 Đề 7.
Đề thi học kì I môn Văn 12 Đề 9
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Mẹ ta không có yếm đào
nón mê thay nón quai thao đội đầu
rối ren tay bí tay bầu
váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa
Cái cò… sung chát đào chua…
câu ca mẹ hát gió đưa về trời
ta đi trọn kiếp con người
cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.”
(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa - Nguyễn Duy)
Câu 1 (0,5đ): Hình ảnh người mẹ được khắc họa qua những từ ngữ, chi tiết nào?
Câu 2 (0,75đ): Văn bản thể hiện tâm tư, tình cảm gì của tác giả đối với người mẹ?
Câu 3 (0,75đ): Chỉ ra hiệu quả biểu đạt của chất liệu ca dao được sử dụng trong văn bản?
Câu 4 (1đ): Hai câu thơ: “Ta đi trọn kiếp con người/ Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru” gợi suy nghĩ gì về lời ru của mẹ đối với những đứa con?
II. Làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ): Giải thích câu tục ngữ “Nhàn cư vi bất thiện”.
Câu 2 (5đ): Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.
Đáp án đề thi học kì số 8: Đáp án Đề thi học kì I năm 2023 môn Văn 12 Đề 8.
Đề thi học kì I môn Văn 12 Đề 10
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
"Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh"
(Lưu Quang Vũ - Tiếng Việt)
Câu 1 (0,5đ): Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (0,75đ): Chỉ ra và phân tích biện pháp nghệ thuật được sử dụng chủ yếu trong văn bản.
Câu 3 (0,75đ): Văn bản thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt?
Câu 4 (1đ): Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt của giới trẻ hiện nay.
II. Làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ): Viết bài văn nghị luận về ý kiến: “Tự học là chìa khoá vàng của giáo dục”.
Câu 2 (5đ): Phân tích 9 câu đầu bài thơ Đất nước.
Đáp án đề thi học kì số 9: Đáp án Đề thi học kì I năm 2023 môn Văn 12 Đề 9.
Đề thi học kì 1 môn Văn 12 Đề 11
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu đồng bào ta chết đói.
Câu 1 (0,5đ): Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2 (1đ): Nỗi khổ của người dân được thể hiện như thế nào?
Câu 3 (1,5đ): Qua đoạn trích, anh/chị hiểu thêm gì về những nỗi khổ mà người dân ta phải chịu?
II. Làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ): Nêu suy nghĩ của anh/chị về vai trò của gia đình đối với mỗi cá nhân trong xã hội.
Câu 2 (5đ): Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: ''Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa núi sông ta'' trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.
Đề thi học kì 1 môn Văn 12 Đề 12
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Nhiều người An Nam thích bặp bẹ năm ba tiếng Tây hơn là diễn tả ý tưởng cho mạch lạc bằng tiếng nước mình. Hình như đối với họ, việc sử dụng Pháp ngữ là một dấu hiệu thuộc giai cấp quý tộc, cũng như sử dụng nước suối Pê-ri-ê (Perrier) và rượu khai vị biểu trưng cho nền văn minh châu Âu. Nhiều người An Nam bị Tây hóa hiện nay tưởng rằng khi cóp nhặt những cái tầm thường của phong hóa châu Âu họ sẽ làm cho đồng bào của mình tin là học đã được đào tạo theo kiểu Tây phương”.
(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích.
Câu 2: Ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề.
Câu 3: Qua đoạn văn trên tác giả đã phê phán hiện tượng gì?
Câu 4: Hãy chỉ ra giá trị thời sự của vấn đề trong giai đoạn hiện nay?
II. Làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ): Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về sức mạnh của lòng yêu thương.
Câu 2 (5đ): Phân tích đoạn 1 Tây Tiến.
-----------------------
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:
- Bộ đề thi thử THPT Quốc Gia đạt 8 điểm môn Văn năm 2024
- 20 đề đọc hiểu thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn
- Cách làm bài văn nghị luận xã hội (Dạng tổng hợp)
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Bộ đề thi học kì 1 lớp 12 môn Ngữ Văn năm học 2023 - 2024. VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Lý thuyết môn Địa lí lớp 12, Trắc nghiệm Tiếng Anh 12 mới, Chuyên đề Hóa học 12, Giải bài tập Sinh học 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.