Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Ngữ Văn năm học 2020 - 2021 Đề 7

Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Ngữ Văn năm học 2020 - 2021 Đề 7 do VnDoc biên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 12 trong quá trình ôn thi học kì 1 luyện thêm đề môn Ngữ văn có đáp án.

Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Văn bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:

  • Phần Đọc hiểu văn bản được chọn lọc bám sát chương trình học.
  • Phần Làm văn bao gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học giúp các em học sinh hình thành kĩ năng làm văn của mình cũng như phục vụ quá trình ôn thi THPT Quốc Gia.

Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Tài liệu học tập lớp 12.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.

Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Văn

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Mẹ ta không có yếm đào
nón mê thay nón quai thao đội đầu
rối ren tay bí tay bầu
váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa

Cái cò… sung chát đào chua…
câu ca mẹ hát gió đưa về trời
ta đi trọn kiếp con người
cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.”

(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa - Nguyễn Duy)

Câu 1 (0,5đ): Hình ảnh người mẹ được khắc họa qua những từ ngữ, chi tiết nào?

Câu 2 (0,75đ): Văn bản thể hiện tâm tư, tình cảm gì của tác giả đối với người mẹ?

Câu 3 (0,75đ): Chỉ ra hiệu quả biểu đạt của chất liệu ca dao được sử dụng trong văn bản?

Câu 4 (1đ): Hai câu thơ: “Ta đi trọn kiếp con người/ Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru” gợi suy nghĩ gì về lời ru của mẹ đối với những đứa con?

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ): Giải thích câu tục ngữ “Nhàn cư vi bất thiện”.

Câu 2 (5đ): Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

Hướng dẫn giải Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Ngữ văn

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (0,5đ):

Hình ảnh người mẹ được khắc họa qua những từ ngữ, chi tiết: “không có yếm đào”, “Nón mê thay nón quai thao đội đầu”, “Rối ren tay bí tay bầu” “váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa”.

Câu 2 (0,75đ):

Trước sự vất vả, khổ cực của mẹ, tác giả thể hiện nỗi nhớ, lòng biết ơn sâu sắc và tình yêu thương to lớn dành cho người mẹ.

Câu 3 (0, 75đ):

Tác giả đã vận hình ảnh cánh cò vào đời mẹ như một niềm tri ân thành kính trong nỗi xót xa, thương cảm vô bờ. Nhờ đó hình ảnh người mẹ tảo tần, lam lũ hiện lên càng thấm thía và cảm động hơn.

Câu 4 (1đ):

Lời ru của mẹ sẽ theo con lớn lên, nuôi dưỡng tâm hồn con, cùng con đi đến hết cuộc đời. Những lời ru đó là kết tinh văn hóa dân gian mà bao thế hệ đi trước dày công gây dựng. Lời ru và tình mẹ là những giá trị tinh thần lớn lao không có thiên nhiên hay không gian nào sánh kịp. Dù con có đi bốn bể năm châu thì những giá trị đó vẫn sẽ theo con đi, là động lực trên con đường đời của con.

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ):

Dàn ý giải thích câu tục ngữ “Nhàn cư vi bất thiện”

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu tục ngữ “Nhàn cư vi bất thiện”. (Một trong những câu tục ngữ có giá trị mà ông cha ta đã để lại để răn dạy con cháu sau này chính là câu nói: “Nhàn cư vi bất thiện”.

2. Thân bài

a. Giải thích

"Nhàn cư vi bất thiện " là có một cuộc sống nhàn rỗi, không làm ăn, lười lao động dễ dẫn đến các hành vi xấu xa, sai trái.

Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải biết lao động, giữ cho bản thân mình luôn trong trạng thái bận rộn để tạo ra của cải vật chất giúp ích cho đời.

b. Phân tích

Lao động giúp con người tạo ra của cải vật chất, qua lao động con người sẽ khẳng định được năng lực, giá trị của bản thân.

Những kẻ sợ lao động, lười biếng lao động,… là mầm mống để gây nên những điều xấu xa cho xã hội, cho con người vì họ không lao động nhưng nhu cầu vật chất của họ vẫn như những người khác thì họ phải làm những việc xấu để có được vật chất đó.

Nếu xã hội con người ai ai cũng chăm chỉ lao động, hướng đến những điều tốt đẹp thì xã hội sẽ phát triển văn minh hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, tiêu biểu, được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Tuy nhiên, bên cạnh những người xấu, ưa hưởng thụ vẫn còn những con người ngày đêm lao động, cống hiến cho xã hội này tốt đẹp hơn.

3. Kết bài

Khái quát lại ý nghĩa câu tục ngữ “Nhàn cư vi bất thiện” đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Câu 2 (5đ):

Dàn ý phân tích bài thơ Sóng

1. Mở bài

Giới thiệu nhà thơ Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng. (Xuân Quỳnh là nữ thi sĩ tài hoa của nền văn học Việt Nam, với tư duy mới mẻ, phóng khoáng của mình, bà đã thổi 1 luồng gió mới vào kho tàng thơ văn. Nổi bật trong những sáng tác của của bà là bài thơ Sóng).

2. Thân bài

“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”

Tính từ trái nghĩa “dữ dội - dịu êm, ồn ào - lặng lẽ” thể hiện những thái cực đối lập của con sóng. Đó cũng là những tâm trạng khác nhau của người con gái trong tình yêu.

Mượn hình ảnh dòng sông không hiểu chính mình nên tìm ra biển khơi rộng lớn tìm câu trả lời để bóng gió nói về tâm tư của người con gái trong tình yêu luôn trăn trở nhiều điều và có ước muốn lớn lao là khám phá được những băn khoăn đó.

“Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”

Con sóng: ngàn năm vẫn thế, vẫn tính chất, đặc điểm ấy không bao giờ thay đổi.

Người con gái: khát vọng tình yêu luôn thường trực, rạo rực; bao nhiêu năm vẫn hướng về tình yêu, về người yêu.

“Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?”

Trước biển lớn, người con gái suy tư về tình yêu của mình.

Câu hỏi tu từ: “Từ nơi nào sóng lên?” là suy nghĩ của cô gái về cội nguồn của tình yêu.

“Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”

Tự vấn về nguồn gốc của con sóng: sóng bắt đầu từ gió còn gió bắt đầu từ đâu thì không lí giải được.

Sự lí giải, cắt nghĩa về cội nguồn của sóng dẫn đến cắt nghĩa cội nguồn của tình yêu. Tình yêu đầy bí ẩn không thể giải thích được cội nguồn của nó, thời điểm mà nó bắt đầu.

→ Cách cắt nghĩa mới mẻ, phóng khoáng.

“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”

Tâm trạng nhớ nhung da diết, khắc khoải của con sóng, dù con sóng ở bất cứ nơi nào vẫn chỉ nhớ về bờ, hướng về ngày ngày đêm đêm cho đến khi vào được đến bờ.

Người con gái luôn một lòng một dạ hướng về người mình yêu thương, nhấn mạnh nỗi nhớ triền miên luôn thường trực. Nỗi nhớ ấy theo họ cả vào trong mộng, sống trong giấc mơ của họ. Đó không chỉ là tấm lòng thủy chung sâu sắc của người con gái mà còn là khao khát tình yêu, được thể hiện yêu thương với người yêu của mình.

“Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương”

“Dẫu…” lặp cấu trúc khẳng định dứt khoát nỗi nhớ và niềm tin tuyệt đối vào tình yêu.

Dù cho đi đến bất cứ nơi nào thì trong lòng người con gái ấy cũng luôn hướng về người yêu vì trong tim cô người yêu là phương hướng duy nhất dẫn lối cho cô vượt qua mọi khoảng cách, mọi khó khăn.

“Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở”

Con sóng dù ở ngoài khơi xa thế nào, dù khó khăn thế nào cũng vẫn tìm được đến bến bờ.

Người con gái dù đa sầu đa cảm, suy tư trăn trở thế nào cuối cùng rồi cũng sẽ được hạnh phúc.

“Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa”

Người con gái ấy còn nhiều lo lắng, trăn trở: năm tháng còn rất dài, biển kia bao la đến đâu nhưng liệu có đủ sức để giữ những đám mây ở lại bên mình mãi mãi?

Người con gái dù có yêu nhiều đến đâu, có khao khát nhiều đến đâu nhưng liệu có giữ được người yêu, được tình yêu này ở lại cùng mình và vẫn vẹn nguyên như lúc đầu?

“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”

Khi con sóng tan ra thành những bọt nước nhỏ sẽ được ở lại với biển khơi mãi mãi, sẽ không còn những đau khổ, những lo lắng. Đó cũng là ước muốn của người con gái, khao khát được sống với tình yêu, với người mình yêu thương trọn đời trọn kiếp.

→ Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ: mượn nét tương đồng của con sóng để diễn tả nội tâm của người con gái trong tình yêu giúp bạn đọc dễ hình dung ra và có những liên tưởng thú vị.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị của tác phẩm: Sóng là bài thơ tiêu biểu của Xuân Quỳnh và của thơ ca Việt Nam hiện đại viết về đề tài tình yêu. Nhiều năm tháng qua đi nhưng bài thơ vẫn giữ nguyên giá trị ban đầu và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả.

-----------------------

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Ngữ Văn năm học 2020 - 2021 Đề 7. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Lý thuyết môn Địa lí lớp 12, Trắc nghiệm Tiếng Anh 12 mới, Chuyên đề Hóa học 12, Giải bài tập Sinh học 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chúc các em học tập tốt.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 12

    Xem thêm