Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Ngữ Văn năm học 2020 - 2021 Đề 6

Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Ngữ Văn năm học 2020 - 2021 Đề 6 do VnDoc biên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 12 trong quá trình ôn thi học kì 1 luyện thêm đề môn Ngữ văn có đáp án.

Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Văn bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:

  • Phần Đọc hiểu văn bản được chọn lọc bám sát chương trình học.
  • Phần Làm văn bao gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học giúp các em học sinh hình thành kĩ năng làm văn của mình cũng như phục vụ quá trình ôn thi THPT Quốc Gia.

Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Tài liệu học tập lớp 12.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.

Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Văn

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Cô bé nhà bên - (có ai ngờ!)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!)
Giữa cuộc hành quân không nói được một lời
Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại…
Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi…”

(Trích “Quê hương” - Giang Nam)

Câu 1 (0,5đ): Xác định thể thơ của văn bản trên.

Câu 2 (0,5đ): Nêu chủ đề - ý nghĩa của đoạn thơ trên.

Câu 3 (1đ): Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng.

Câu 4 (1đ): Qua đoạn thơ, anh/chị rút ra bài học gì về tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta?

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ): Anh/chị hãy nêu suy nghĩ của mình về câu tục ngữ: “Dám nghĩ dám làm”.

Câu 2 (5đ): Phân tích đoạn thơ sau:

“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
….………………………………………
Những cuộc đời đã hoá núi sông ta…”

Hướng dẫn giải Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Ngữ văn

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (0,5đ): Thể thơ: tự do.

Câu 2 (0,5đ): Chủ đề - ý nghĩa của đoạn thơ: nói về tình thương mến thương giữa những người đồng đội trong thời chiến.

Câu 3 (1đ): Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích: chêm xen: (có ai ngờ!), (thương thương quá đi thôi!) nhằm bộc lộ sự xúc động, ngạc nhiên và tình cảm yêu mến của tác giả dành cho cô hàng xóm cũng là người đồng chí của mình.

Câu 4 (1đ): Đoạn thơ cho ta thấy tinh thần chiến đấu và tình yêu thương sâu sắc mà người chiến sĩ dành cho tổ quốc. Không phân biệt già - trẻ, nam - nữ, khi đất nước có chiến tranh, tất cả đều anh dũng đứng lên cầm súng chiến đấu bảo vệ độc lập.

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ):

Dàn ý Nghị luận về câu tục ngữ: “Dám nghĩ dám làm”

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu tục ngữ “Dám nghĩ dám làm”. (Một trong những câu nói nhiều ý nghĩa răn dạy con người ta chính là câu tục ngữ “Dám nghĩ dám làm”).

2. Thân bài

a. Giải thích

“Dám nghĩ dám làm”: bản lĩnh của con người, luôn suy nghĩ đến công việc và những điều mạo hiểm nhưng giúp cuộc sống của mình tốt lên và sẵn sàng thực hiện những suy nghĩ đó.

b. Phân tích

Người dám nghĩ dám làm là người tự chủ trong suy nghĩ và hành vi của mình, tự lập cho bản thân mình một cuộc sống, giữ vững ý chí mà không lệ thuộc vào ai.

Người dám nghĩ dám làm là người có suy nghĩ và hành động thống nhất với nhau, ý chí dẫn đường cho họ làm việc và vượt qua khó khăn, những người này sớm muộn gì cũng đạt được thành công trong cuộc sống.

Nếu trong xã hội con người ai ai cũng dám nghĩ và dám làm, không nhút nhát, sợ hãi và lung lay trước những ý kiến, tác động bên ngoài thì xã hội này sẽ phát triển thịnh vượng và đức tính tốt đẹp này sẽ được lan tỏa mạnh mẽ hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy những dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, gần gũi, tiêu biểu và được nhiều người biết đến.

Gợi ý: chủ tịch Hồ Chí Minh,…

d. Phản biện

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người nhút nhát, không có ý kiến riêng cho bản thân và luôn nghe theo sự sắp xếp, chỉ định của người khác,… những người này đáng bị chỉ trích thẳng thắn.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: câu tục ngữ “Dám nghĩ dám làm”, đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Câu 2 (5đ):

Dàn ý Phân tích đoạn thơ “Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu...”

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Nguyễn Khoa Điềm, bài thơ Việt Bắc và đoạn thơ cần nghị luận.

2. Thân bài

“Núi Vọng Phu”: địa danh nổi tiếng gắn với sự tích người vợ hóa đá chờ chồng → khẳng định tình cảm thủy chung, son sắt của người phụ nữ Việt Nam.

Hòn Trống Mái: hai tảng đá xếp chồng lên nhau nằm trên một ngọn núi ở Sầm Sơn, Thanh Hóa → khẳng định tình cảm, sự gắn bó trong tình cảm gia đình, tình cảm vợ chồng.

Tổ Hùng Vương: gắn với truyền thuyết 99 con voi quây bên đền thờ các vua Hùng để phục Tổ → khẳng định niềm tự hào lịch sử vua Hùng.

Núi Bút, Non Nghiên: có hình cây bút và nghiên mực ở Quảng Ngãi, nói lên truyền thống hiếu học của người Việt Nam.

Hạ Long thành: thắng cảnh Hạ Long, một di sản thiên nhiên thế giới.

Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm: sơn danh của những người có công với nước ở Nam Bộ, tự hào về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc.

Những ao đầm, gò bãi là sự hóa thân của những con người làm nên Đất Nước.

→ Những địa danh được cảm nhận qua những số phận, những cảnh ngộ của con người, sự hóa thân của những con người không tên tuổi như một phần máu thịt của nhân dân. Chính nhân dân bao đời đã tạo nên Đất Nước này, đã ghi dấu ấn cuộc đời mình lên mỗi ngọn núi, dòng sông.

3. Kết bài

Khái quát lại nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.

-----------------------

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Ngữ Văn năm học 2020 - 2021 Đề 6. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Lý thuyết môn Địa lí lớp 12, Trắc nghiệm Tiếng Anh 12 mới, Chuyên đề Hóa học 12, Giải bài tập Sinh học 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chúc các em học tập tốt.

Đánh giá bài viết
1 2.420
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 1 lớp 12

    Xem thêm