Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Ngữ Văn năm học 2020 - 2021 Đề 2

Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Ngữ Văn năm học 2020 - 2021 Đề 2 do VnDoc biên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 12 trong quá trình ôn thi học kì 1 luyện thêm đề môn Ngữ văn có đáp án.

Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Văn bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:

  • Phần Đọc hiểu văn bản được chọn lọc bám sát chương trình học.
  • Phần Làm văn bao gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học giúp các em học sinh hình thành kĩ năng làm văn của mình cũng như phục vụ quá trình ôn thi THPT Quốc Gia.

Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Tài liệu học tập lớp 12

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.

Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Văn

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Chia chiếc bánh của mình cho ai?

Nếu coi thời gian một ngày của bạn là chiếc bánh tròn trịa, bạn sẽ chia bánh cho bố mẹ, cho công việc, cho gia đình bao nhiêu và dành cho mình bao nhiêu phần?

Trong khi không ít các bạn trẻ hiện nay đang lãng phí chiếc bánh của mình vào những trò chơi vô bổ thì chàng “thanh niên trẻ tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh 2007 Nguyễn Hữu Ân lại dành hết chiếc bánh thời gian của mình cho những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối.

Một câu chuyện lạ lùng…

(Theo Tạ Minh Phương, báo điện tử Nguoiduongthoi.com.vn,
ngày 4-1-2007)

Câu 1 (0,5đ): Nêu nội dung chính của câu chuyện.

Câu 2 (1đ): Nêu thực trạng các bạn trẻ hiện nay đang lãng phí chiếc bánh của mình vào những trò chơi vô bổ.

Câu 3 (1,5đ): Nếu coi thời gian một ngày của bạn là chiếc bánh tròn trịa, bạn sẽ chia bánh cho bố mẹ, cho công việc, cho gia đình bao nhiêu và dành cho mình bao nhiêu phần?

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ): Nêu suy nghĩ của anh/chị về câu nói: “Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình”.

Câu 2 (5đ): Phân tích 8 câu đầu Việt Bắc.

Hướng dẫn giải Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Ngữ văn

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (0,5đ): Nội dung chính của câu chuyện: ca ngợi chàng thanh niên Nguyễn Hữu Ân với tấm lòng lương thiện luôn giúp đỡ những bệnh nhân bị ung thư.

Câu 2 (1đ):

Thực trạng các bạn trẻ hiện nay đang lãng phí chiếc bánh của mình vào những trò chơi vô bổ: bỏ học, trốn học đi chơi điện tử; nói dối bố mẹ, thậm chí là trộm tiền của bố mẹ.

Câu 3 (1,5đ):

Học sinh tự nêu lên quan điểm của bản thân mình.

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ):

Dàn ý phân tích câu nói: “Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình”

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: “Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình”.

2. Thân bài

a. Giải thích

Thành công: là cảm giác vui sướng, hạnh phúc, viên mãn khi chúng ta đạt được những mục tiêu, những lí tưởng mà chúng ta phấn đấu, mong muốn có được nó sau một quá trình nỗ lực, phấn đấu.

→ Ý nghĩa câu nói: khuyên nhủ con người nỗ lực, cố gắng, luôn hướng đến mục tiêu của mình và hoàn thiện bản thân theo hướng tốt nhất, tích cực nhất.

b. Phân tích

Xã hội luôn phát triển, nếu con người không cố gắng vươn lên, nỗ lực, cố gắng sẽ bị thụt lùi về sau và sớm muộn cũng bị đào thải khỏi vòng xoay của xã hội.

Mỗi con người cần phải có ước mơ thì mới có ý chí vươn lên, sống tốt hơn thì mới trở thành công dân có ích giúp đất nước giàu đẹp.

Trên con đường chinh phục ước mơ, thành công chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn và những vấp ngã, sau khi đứng lên sau vấp ngã, khó khăn đó chúng ta sẽ rút ra nhiều bài học quý giá cho bản thân, từ đó tích lũy được kinh nghiệm sống, hoàn thiện mình.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải thật tiêu biểu, nổi bật được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Có nhiều người sống không có ước mơ, không biết phấn đấu vươn lên, chỉ ỷ lại, dựa dẫm vào người khác, không biết tự làm chủ cuộc sống của mình hoặc khi vấp ngã thì nản chí,… những người này sẽ không có được thành công, sẽ sớm bị xã hội đào thải; đáng bị xã hội chỉ trích, phê phá.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận (Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình) và rút ra bài học cho bản thân mình.

Câu 2 (5đ):

Dàn ý Phân tích 8 câu đầu Việt Bắc

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc. (Tố Hữu là một nhà thơ lớn có nhiều đóng góp quan trọng cho nền văn học nước nhà. Một trong những sáng tác tiêu biểu của ông là bài thơ Việt Bắc.)

2. Thân bài

“Mình về mình có nhớ ta?
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không?
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.”

→ Lời của người Việt Bắc hỏi người ra đi, khơi gợi những kỉ niệm đã qua.

Câu hỏi tu từ “Mình về mình có nhớ ta?”, cách xưng hô “mình - ta” quen thuộc trong lối đối đáp dân gian thể hiện được cảm xúc dâng trào cùng nỗi lòng của người ở lại.

“Mười lăm năm” khoảng thời gian đủ dài để giữa người đi và kẻ ở thấu hiểu nhau, có với nhau những kỉ niệm đáng nhớ.

“thiết tha mặn nồng”: tình cảm giữa người dân Việt Bắc và người cán bộ chiến sĩ thủy chung, sâu sắc, keo sơn, bền chặt.

Hai câu thơ sau là lời nhắc nhớ người ra đi về thiên nhiên, con người Việt Bắc. Hình ảnh “núi, sông” là sự vận dụng tài tình của tác giả với câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” để nhắc nhở người ra đi về Việt Bắc - cội nguồn của Cách mạng, là nơi chúng ta đã cùng nhau đồng cam cộng khổ chiến đấu và giành chiến thắng.

→ Người ở lại mở lời gợi nhắc nhớ người ra đi về khoảng thời gian gắn bó và những kỉ niệm cùng nhau.

“Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”

→ Tiếng lòng của người của người về xuôi mang trong mình sự quyến luyến, nỗi nhớ thương, bịn rịn.

“tha thiết”: sự cảm nhận của người ra đi trước tình cảm của người ở lại.

“bâng khuâng”: nhớ nhung, luyến tiếc, buồn vui lẫn lộn, “bồn chồn” diễn tả sự day dứt, nô nao trong lòng khiến bước đi ngập ngừng.

→ Người ra đi vô cùng lưu luyến Việt Bắc, nửa muốn đi, nửa muốn ở, bịn rịn, phân vân.

“áo chàm” la hình ảnh hoán dụ tượng trưng cho những người dân Việt Bắc giản dị, mộc mạc, chất phác đưa tiễn người chiến sĩ về miền xuôi.

“phân li” tuy chia cách nhưng trong lòng vẫn luôn hướng về nhau, vẫn dành trọn vẹn tình cảm cho nhau hẹn ngày gặp lại.

“Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”: không phải không có gì để nói với nhau mà có rất nhiều điều muốn nói vào giờ phút chia li ấy nhưng không nói thành lời. Một cái cầm tay thay cho tất cả những lời muốn nói. Phép im lặng (dấu “…”) cuối câu làm cho không gian của buổi chia tay như trùng xuống, tĩnh lặng thể hiện được nỗi buồn, quyến luyến giữa người đi và kẻ ở.

→ Không gian chia tay đầy bịn rịn.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ: đoạn thơ đóng góp một phần to lớn vào thành công của tác phẩm và nền văn học Việt Nam; để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc.

-----------------------

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Ngữ Văn năm học 2020 - 2021 Đề 2. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Lý thuyết môn Địa lí lớp 12, Trắc nghiệm Tiếng Anh 12 mới, Chuyên đề Hóa học 12, Giải bài tập Sinh học 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chúc các em học tập tốt.

Đánh giá bài viết
1 1.068
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 1 lớp 12

    Xem thêm