Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Ngữ Văn năm học 2020 - 2021 Đề 5

Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Ngữ Văn năm học 2020 - 2021 Đề 5 do VnDoc biên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 12 trong quá trình ôn thi học kì 1 luyện thêm đề môn Ngữ văn có đáp án.

Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Văn bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:

  • Phần Đọc hiểu văn bản được chọn lọc bám sát chương trình học.
  • Phần Làm văn bao gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học giúp các em học sinh hình thành kĩ năng làm văn của mình cũng như phục vụ quá trình ôn thi THPT Quốc Gia.

Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Tài liệu học tập lớp 12.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.

Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Văn

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Vịnh khoa thi hương

"Nhà nước ba năm mở hội khoa
Trường Nam thi lẫn với trường Hà
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ
Ậm ọe quan trường miệng thét loa
Lọng cắm rợp trời: quan sứ đến
Váy lê quét đất, mụ đầm ra
Nhân tài đất Bắc nào ai đó
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà."

(Trần Tế Xương)

Câu 1 (0,5đ): Văn bản được viết theo thể thơ nào?

Câu 2 (0,5đ): Từ “lẫn” ở câu thơ thứ hai có ý nghĩa như thế nào?

Câu 3 (1đ): Bài vịnh sử dung biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng.

Câu 4 (1đ): Theo anh/chị, tại sao khi quan tâm đến “cảnh nước nhà”, nhà thơ lại bắt đầu từ “nhân tài đất Bắc”.

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ): Giải thích và chứng minh câu nói: “Người không học như ngọc không mài”.

Câu 2 (5đ): Phân tích đoạn thơ sau:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”’.

Hướng dẫn giải Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Ngữ văn

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (0,5đ): Văn bản viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.

Câu 2 (0,5đ): Từ “lẫn” trong câu thơ phản ánh tình trạng lộn xộn, bát nháo ở trường thi nơi tôn nghiêm, trịnh trọng.

Câu 3 (1đ): Biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng bài vịnh là đảo ngữ: “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ/Ậm ọe quan trường miệng thét loa/ Lọng cắm rợp trời: quan sứ đến/Váy lê quét đất, mụ đầm ra”

Tác dụng: nhấn mạnh, châm biếm sự lố bịch của một kì thi trang trọng và sự mục nát của xã hội lúc bấy giờ khi quan lại chỉ mải vơ vét của dân để làm giàu, làm đẹp cho bản thân mà không chăm lo cho cuộc sống của nhân dân và phát triển nước nhà.

Câu 4 (1đ):

Trần Tế Xương nhắc tới nhân tài đất Bắc là vì các cuộc thi được mở ra với mục đích tìm kiếm nhân tài cho đất nước. Đó là tiếng gọi, là lời thức tỉnh của nhà thơ đối với những nhân tài đất Bắc thực sự: hãy làm gì đó để mà thay đổi “cảnh nước nhà”.

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ):

Dàn ý Nghị luận về câu nói: “Người không học như ngọc không mài”

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Câu nói: “Người không học như ngọc không mài”.

2. Thân bài

a. Giải thích

“ngọc không mài”: viên ngọc sần sùi, thô ráp của tự nhiên, không có tác động của con người, chưa được chế tác hay mài giũa để trở nên tỏa sáng, làm đẹp cho đời, cho người.

Ý cả câu: con người không được học hành sẽ không trở thành người tài giỏi, giúp ích cho xã hội, tỏa sáng, không giúp cho xã hội phát triển. Đề cao vai trò của việc học tập trong cuộc sống mỗi người và trong sự phát triển chung của xã hội.

b. Phân tích

Để có được cuộc sống tốt đẹp hơn, tiến bộ hơn, con người cần phải học tập, trau dồi kiến thức để hoàn thiện bản thân mình.

Không có học hành, con người sẽ chỉ dừng lại ở một mức độ nhất định và xã hội không thể phát triển mạnh mẽ như hiện nay.

Nếu tất cả con người đều cố gắng mài giũa bản thân, trau dồi kiến thức, vươn lên, hướng về phía trước thì xã hội sẽ phát triển và tốt đẹp hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lựa chọn dẫn chứng minh họa cho bài làm văn của mình.

(Lưu ý: dẫn chứng phải gần gũi, xác thực và tiêu biểu được nhiều người biết đến).

d. Phản biện

Trong xã hội có những người tuy có điều kiện tốt để học tập và phát triển bản thân nhưng lại không biết trân trọng và cố gắng mà chỉ biết lao theo những thú vui của bản thân mình. Những người này đáng bị chỉ trích và phê phán thẳng thắn.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận (Câu nói: “Người không học như ngọc không mài”) và rút ra bài học và bản thân.

Câu 2 (5đ):

Dàn ý Phân tích đoạn 3 Tây Tiến

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến và đoạn thơ thứ ba.

2. Thân bài

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu mắt giữ oai hùm.”

Căn bệnh sốt rét rừng làm cho da của người lính xanh xao, beo bủng như lá cây và rụng hết tóc. Tuy nhiên họ vẫn làm chủ tình thế, vẫn oai phong lẫm liệt. Chính màu xanh đó cũng giúp họ ngụy trang để chiến đấu với quân thù.

“giữ oai hùm” hoàn cảnh thiếu thốn, khắc nghiệt như thế nhưng họ vẫn giữ vững tinh thần chiến đấu, vẫn giữ nguyên được vẻ oai phong lẫm liệt.

“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.”

“mắt trừng”: lòng căm thù giặc sâu sắc. Ở họ là sự khát khao giành chiến thắng, gửi những giấc mộng đẹp, những ước mơ đẹp về nơi quê hương yêu dấu của mình.

Trái tim rạo rực yêu thương: tuy chiến đấu gian khổ nhưng những người lính vẫn luôn nhớ về quê nhà, về nơi có người con gái mà họ yêu thương, nhớ nhung. Ban ngày hết lòng chiến đấu, đêm đến ôm nỗi nhớ vào giấc mộng.

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”

Nhìn thẳng vào sự thật tàn khốc: nhiều người lính đã ngã xuống.

Họ là những người lính trẻ tuổi, cuộc đời còn dài tuy nhiên họ đã quyết định ra đi, hi sinh tương lai, tuổi xuân của mình vì độc lập tự do của tổ quốc.

“Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Khi người chiến sĩ hi sinh, họ chỉ được bọc trong manh chiếu rách để chôn cất nhưng sự ra đi vì vinh quang đó được ví như mặc áo long bào → thể hiện sự tôn vinh.

Sự ra đi đó làm cả núi sông, đất trời lên tiếng như một lời tiễn biệt đồng thời thể hiện sự phẫn nỗ, căm hờn trước tội ác của kẻ thù.

→ Sự hi sinh vì lí tưởng cao đẹp của người lính đáng tự hào, tôn vinh. Họ mang vẻ đẹp lãng mạn và bi tráng, hào hùng, lẫm liệt.

3. Kết bài

Khái quát lại nội dung và giá trị của đoạn thơ.

-----------------------

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Ngữ Văn năm học 2020 - 2021 Đề 5. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Lý thuyết môn Địa lí lớp 12, Trắc nghiệm Tiếng Anh 12 mới, Chuyên đề Hóa học 12, Giải bài tập Sinh học 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chúc các em học tập tốt.

Đánh giá bài viết
1 625
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 1 lớp 12

    Xem thêm