Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Ngữ Văn năm học 2020 - 2021 Đề 4
Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Ngữ Văn năm học 2020 - 2021 Đề 4 do VnDoc biên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 12 trong quá trình ôn thi học kì 1 luyện thêm đề môn Ngữ văn có đáp án.
Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Văn bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:
- Phần Đọc hiểu văn bản được chọn lọc bám sát chương trình học.
- Phần Làm văn bao gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học giúp các em học sinh hình thành kĩ năng làm văn của mình cũng như phục vụ quá trình ôn thi THPT Quốc Gia.
Đề thi văn 12 học kì 1
Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Tài liệu học tập lớp 12.
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.
Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Văn
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.”
(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn... - Phạm Lữ Ân)
Câu 1 (0,5đ): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2 (0,5đ): Xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn.
Câu 3 (1đ): Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong 4 câu đầu của văn bản và nêu tác dụng.
Câu 4 (1đ): Cho mọi người biết giá trị riêng (thế mạnh riêng) của bản thân bạn. Trả lời trong khoảng từ 3 - 4 câu.
II. Làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ): Nêu giá trị của bản thân trong cuộc sống.
Câu 2 (5đ): Phân tích nỗi nhớ của tác giả Quang Dũng được gửi gắm qua khổ thơ đầu bài Tây Tiến.
Hướng dẫn giải Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Ngữ văn
Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (0,5đ):
Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận.
Câu 2 (0,5đ):
Câu văn khái quát chủ đề của văn bản: Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn.
Câu 3 (1đ):
Biện pháp nghệ thuật: điệp cấu trúc câu “bạn…nhưng” để nhấn mạnh những đặc điểm riêng của mỗi người. Chính đặc điểm đó tạo nên giá trị riêng của bản thân.
Câu 4 (1đ):
Mỗi học sinh tự nhận xét những đặc điểm, giá trị riêng của bản thân.
II. Làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ):
Dàn ý nêu giá trị của bản thân trong cuộc sống
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: giá trị của bản thân trong cuộc sống.
2. Thân bài
a. Giải thích
Giá trị của bản thân: là những điều cốt yếu tạo nên mỗi con người bao gồm ngoại hình, tính cách, cá tính, nhân phẩm, ý chí. Mỗi con người đều có những đặc điểm và giá trị khác nhau tạo nên dấu ấn riêng biệt của người đó.
b. Phân tích
Nhờ có những giá trị riêng biệt của bản thân mà con người có những khả năng khác nhau, tư duy khác nhau tạo nên sự da dạng cho cuộc sống, cho xã hội.
Xã hội phát triển là nhờ vào những giá trị riêng biệt của nhiều cá nhân tạo thành.
Nếu con người không có những giá trị riêng biệt, xã hội sẽ bão hòa, không có những sự phong phú, đa dạng ngành nghề,… và dần dần xã hội mất đi niềm vui, con người sẽ biến thành những chiếc máy.
Mỗi người cần phải tự nhận biết được những giá trị riêng biệt của bản thân để phát triển mình và tìm cho mình hướng đi thích hợp nhất.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng tiêu biểu, xác thực để minh họa cho bài làm của mình.
Hướng dẫn: những người làm nghệ thuật nhờ vào khả năng đặc biệt của bản thân mà cống hiến được cho đời những tác phẩm tiêu biểu,…
d. Phản biện
Trong cuộc sống có những người không nhận biết được những giá trị của mình mà chỉ nghe theo sự sắp xếp của người khác, lại có những người quá tự cao tự đại, ảo tưởng về giá trị của bản thân mình cho mình là hơn người,… → những người này đáng bị thẳng thắn phê phán.
3. Kết bài
Khái quát lại tầm quan trọng của những giá trị của bản thân và liên hệ bản thân, đưa ra bài học.
Câu 2 (5đ):
Dàn ý Phân tích nỗi nhớ của tác giả Quang Dũng được gửi gắm qua khổ thơ đầu bài Tây Tiến
1. Mở bài
Giới thiệu nhà thơ Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến. (Quang Dũng là nhà thơ với giọng thơ phóng khoáng, trẻ trung, tươi mới. Và giọng thơ ấy được thể hiện rõ trong bài thơ Tây tiến).
2. Thân bài
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.”
Câu cảm thán thể hiện sự tiếc nuối của tác giả về những ngày cùng binh đoàn Tây Tiến.
“nhớ chơi vơi”: trơ trọi, cô độc, mỗi nhớ vô định luôn thường trực.
Từ biểu cảm “ơi” + từ láy chơi vơi: âm hưởng tha thiết, ngân vang mãi trong lòng người.
→ Nỗi nhớ da diết, trào dâng, tha thiết vang lên bao trùm cả không gian và thời gian.
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.”
“Sài Khao, Mường Lát” là những địa danh mà binh đoàn đặt chân qua gợi những kỉ niệm về một vùng núi cao, sương mờ → không gian thơ mộng, trữ tình.
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,
….………………………………………
Nhà ai Pha Luông, mưa xa khơi.”
“khúc khuỷu, thăm thẳm” gợi sự hiểm trở, gian nan của thiên nhiên.
“heo hút cồn mây” gợi độ cao của núi và độ sâu của dốc, vắng lặng, hoang vu.
"ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” diễn tả độ gập ghềnh, trắc trở của rừng núi giúp bạn đọc hình dung ra khó khăn, gian khổ mà người chiến sĩ Tây Tiến phải trải qua.
“Pha Luông, mưa xa khơi” đứng ở trên cao phóng ánh nhìn ra xa, thu vào tầm mắt của người lính Tây Tiến là cảnh làng xóm Pha Luông mờ ảo trong lớp sương vô cùng thơ mộng. → Đây là món quà xứng đáng cho những nỗi lực của người chiến sĩ.
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!”
Những khó khăn, gian khổ đôi khi làm người chiến sĩ nản chí, muốn buông xuôi.
Sự ra đi của những người đồng đội là niềm đau xót cho những người ở lại.
→ Những con người dạt dào tình cảm.
“Chiều chiều oai linh thác gầm thét,
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.”
Người chiến sĩ ngày đêm đối mặt với nguy hiểm luôn rình rập nơi rừng thiêng nước độc.
Bằng sự hài hước, dí dỏm các chiến sĩ coi những nguy hiểm đó là chỉ là những tiếng gầm thét, những sự “trêu người” bên tai.
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.”
Người chiến sĩ nhớ về ngày mùa ở Mai Châu: những ngày mùa, những gia đình lên khói nấu cơm đầu mùa, những hương vị nếp xôi và cả những cô gái nơi đây.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của đoạn thơ.
-----------------------
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:
- Bộ đề thi thử THPT Quốc Gia đạt 8 điểm môn Văn năm 2020
- 20 đề đọc hiểu thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn
- Cách làm bài văn nghị luận xã hội (Dạng tổng hợp)
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Ngữ Văn năm học 2020 - 2021 Đề 4. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Lý thuyết môn Địa lí lớp 12, Trắc nghiệm Tiếng Anh 12 mới, Chuyên đề Hóa học 12, Giải bài tập Sinh học 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Chúc các em học tập tốt.