Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 9 môn Ngữ văn năm học 2017 - 2018
Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 9 môn Ngữ văn
Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 9 môn Ngữ văn năm học 2017 - 2018 là đề tham khảo dành cho các bạn học sinh và thầy cô nghiên cứu, học tập tốt môn Ngữ văn lớp 9 cũng như luyện tập nhằm chuẩn bị tốt nhất cho các kì thi sắp diễn ra. Mời các bạn tham khảo.
Đề kiểm tra môn Toán lớp 9 trường THCS Minh Khai năm học 2017 - 2018
Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 9 môn Toán trường THCS Trưng Vương năm học 2017 - 2018
Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 9 môn Toán trường THCS Chu Văn An, Quận Tây Hồ năm học 2017 - 2018
ĐỀ THI HỌC KÌ II, MÔN NGỮ VĂN, DẠNG ĐỀ HÀ NỘI
Phần I: (4,0 điểm)
Không biết từ khi nào, mùa thu xuất hiện trong thơ ca với bao cảm xúc, để lại ấn tượng sâu đậm khiến lòng người bâng khuâng, xao xuyến. Trong tác phẩm của mình, một nhà thơ đã viết:
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
1. Hai câu thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Ai là tác giả? Hãy chép các câu còn lại để hoàn thành khổ thơ có chứa hai câu thơ trên.
2. Có ý kiến cho rằng: “Đối với mỗi nhà thơ, mỗi mùa thu là một niềm riêng, được cảm nhận bằng một cách riêng. Hình ảnh “đám mây mùa hạ” trong bài thơ trên được cảm nhận bằng một cách riêng như thế nào và gửi gắm niềm riêng gì?
3. Từ khổ thơ trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn (khoảng nửa trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về việc: Chúng ta cần làm gì để giữ gìn vẻ đẹp thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống của chính mình,
Phần II: (6,0 điểm)
Trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”, nhà văn Lê Minh Khuê đã để cho nhân vật Phương Định kể về cuộc sống của cô và đồng đội:
Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: Ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: Liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bon ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.
(Trích Ngữ văn 9, tập hai, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2015, trang 118)
1. Đoạn trích trên có sử dụng hình thức ngôn ngữ nào? Chỉ ra các phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích.
2. Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn “Ngày nào ít: ba lần” thuộc kiểu câu gì? Nhận xét cách đặt câu trong đoạn văn trên và cho biết tác dụng của cách viết ấy trong việc thể hiện ngôn ngữ, giọng điệu đoạn văn.
3. Nhận xét về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê, có ý kiến cho rằng: “Những thử thách nguy hiểm ở chiến trường, thậm chí cả cái chết, cũng không thể làm mất đi ở nhân vật Phương Định sự hồn nhiên, trong sáng và những ước mơ về tương lai”.
Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng - phân – hợp, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiên trên. Trong đoạn có sử dụng một câu bị động và phép nối để liên kết cấu. (Gạch chân, chú thích dưới câu bị động và từ ngữ dùng làm phép nối)
4. Kể tên một tác phẩm khác viết về người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn 9 và ghi rõ tên tác giả.
Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan
Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 9 môn Toán trường THCS Ngô Sĩ Liên năm học 2017 - 2018
Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 9 môn Tin học
Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 24: Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ