Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề đọc hiểu Ngữ văn ôn thi THPT Quốc Gia số 14

Đề đọc hiểu Ngữ văn ôn thi THPT Quốc Gia

VnDoc mời các bạn tham khảo tài liệu Đề đọc hiểu Ngữ văn ôn thi THPT Quốc Gia số 14. Tài liệu gồm 8 câu hỏi bài tập kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh học đạt kết quả cao trong học tập. Mời các bạn học sinh tham khảo.

Đề bài

1. Đọc hai đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3:

Ngày xưa, Trần Hưng Đạo khuyên vua chước giữ nước hay hơn cả là “lúc bình thời, khoan sức cho dân để kế sâu rễ, bền gốc”. Nguyễn Trãi chê Hồ Quý Ly để mất nước vì chỉ biết ngăn sông cản giặc, mà không biết lấy sức dân làm trọng. Các đấng anh hùng dân tộc đều lập nên công lớn, đều rất coi trọng sức dân để giữ nước, chống giặc.

Ngày nay, Hồ Chủ Tịch kêu gọi: “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”. Người nói: phải “dựa vào lực lượng của dân, tinh thần của dân”. Khác với người xưa, Hồ Chủ Tịch chỉ rõ: Làm những việc đó là “để mưu cầu hạnh phúc cho dân”.

(Những ngày đầu của nước Việt Nam mới - Võ Nguyên Giáp)

Câu 1. Đặt nhan đề cho phần trích trên?

Câu 2. Phần trích trình bày ý theo trình tự nào?

Câu 3. Tác giả đưa những nhân vật lịch sử như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Hồ Quý Ly vào đoạn văn thứ nhất để tạo hiệu quả lập luận như thế nào? Trả lời trong khoảng 4-6 dòng.

2. Đọc hai đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 4 đến 8:

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

Còn những bí và bầu thì lớn xuống

Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

(Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm)

Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao.

(Trong lời mẹ hát - Trương Nam Hương)

Câu 4. Nêu hai phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn thơ thứ nhất.

Câu 5. Xác định thể thơ của đoạn thơ thứ hai.

Câu 6. Xác định nghệ thuật tương phản trong từng đoạn thơ trên?

Câu 7. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”?

Câu 8. Những điểm giống nhau về nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ trên là gì? Trả lời trong khoảng 6-8 dòng.

Lời giải chi tiết

Câu 1. Nhan đề: Lấy dân làm trọng/ Vì dân/ Tư tưởng “thân dân” của Hồ Chí Minh.

Câu 2. Phần trích trình bày ý theo trình tự thời gian: ngày xưa - ngày nay.

Câu 3. Tác giả đưa những nhân vật lịch sử như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Hồ Quý Ly vào đoạn văn thứ nhất nhằm làm nổi bật những điểm kế thừa và khác biệt với truyền thống trong tư tưởng “thân dân” của Hồ Chí Minh - được nói đến ở đoạn văn thứ hai.

Câu 4. Hai phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn thơ thứ nhất: Miêu tả, biểu cảm.

Câu 5. Thể thơ của đoạn thơ thứ hai: thơ sáu tiếng.

Câu 6. Xác định nghệ thuật tương phản trong đoạn thơ thứ nhất: tương phản giữa “Lũ chúng tôi... lớn lên” và “bí và bầu lớn xuống”; trong đoạn thơ thứ hai: tương phản giữa “Lưng mẹ... còng dần xuống” và “con ngày một thêm cao”.

Câu 7. Hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”: Nhân hóa “Thời gian” qua từ “chạy”, cho thấy thời gian trôi qua nhanh làm cho mẹ già nua, bộc lộ nỗi xót xa, thương mẹ của người con.

Câu 8. Hai đoạn thơ trên có điểm giống nhau về nội dung: Bộc lộ niềm xót xa và lòng biết ơn của con trước những hi sinh thầm lặng của mẹ; về nghệ thuật: ngôn ngữ tạo hình, biểu cảm, biện pháp tương phản, nhân hóa.

------------------------

Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề đọc hiểu môn Ngữ Văn

    Xem thêm