Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề đọc hiểu Ngữ văn ôn thi THPT Quốc Gia số 37

Đề đọc hiểu Ngữ văn ôn thi THPT Quốc Gia

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc Đề đọc hiểu Ngữ văn ôn thi THPT Quốc Gia số 37. Tài liệu gồm 4 câu hỏi bài tập kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh học tốt Ngữ văn 10. Mời các bạn tham khảo.

Đề bài

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

Tại thế vận hội đặc biệt Seatte (dành cho người tàn tật) có chín vận động viên vừa bị tổn thương về vật chất và tinh thần, cùng tập trung trước vạch xuất phát để chuẩn bị cho cuộc đua 100km. Khi súng hiệu nổ tất cả đều lao đi với quyết tâm chiến thắng. Trừ một cậu bé. Cậu cứ bị vấp té liên tục trên đường đua và cậu bật khóc. Tám người kia nghe tiếng khóc, giảm tốc độ và ngoái lại nhìn. Rồi họ quay trở lại. Tất cả, không trừ một ai! Một cô gái bị hội chứng down dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé:

- Như thế này em sẽ thấy tốt hơn.

Cô gái nói xong, cả chín người cùng khoác tay nhau sánh bước về vạch đích.

Khán giả trong sân vận động đồng loạt đứng dậy.

Tiếng vỗ tay hoan hô vang dội nhiều phút liền.

Mãi về sau những người chứng kiến vẫn truyền tai nhau về câu chuyện cảm động này.

(Nguồn Internet)

Câu 1. Đặt nhan đề cho văn bản. (0.25 đ)

Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản.(0.25 đ)

Câu 3. Câu “Trừ một cậu bé” thuộc kiểu câu gì? Nêu tác dụng. (0.5đ)

Câu 4. Tại sao khán giả trong sân khi chứng kiến câu chuyện lại vỗ tay vang dội nhiều phút liền và truyền tai nhau về câu chuyện cảm động này? (0.5đ)

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:

Lá đỏ

Nguyễn Đình Thi

Gặp em trên cao lộng gió

Rừng Trường Sơn ào ào lá đỏ

Em đứng bên đường như quê hương

Vai áo bạc quàng súng trường.

Đoàn quân vẫn đi vội vã

Bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa.

Chào em, em gái tiền phương

Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.

Em vẫy tay cười đôi mắt trong.

(Trường Sơn, 12/1974)

Câu 5. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? (0,25đ)

Câu 6. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ Em đứng bên đường như quê hương? (0,25đ)

Câu 7. Không khí hành quân hào hùng, thần tốc được gợi lên qua hình ảnh nào? Từ hình ảnh này, anh/chị có thể liên tưởng đến hình ảnh nào trong một bài thơ đã học? (0,5đ)

Câu 8. Cảm nhận của anh chị về những dự cảm và niềm tin tất thắng của dân tộc qua bài thơ? (viết 5 - 7 dòng) (0,5 đ)

Lời giải chi tiết

Câu 1.

Chiến thắng/ Sự chiến thắng/ Tinh thần chiến thắng

Câu 2.

Phương thức tự sự.

Câu 3.

- Câu đặc biệt

- Tác dụng: Gây sự chú ý và nhấn mạnh“chính cậu bé chứ không phải ai khác trong số chín vận động viên..”

Câu 4.

- Vì cách hành xử của các vận động viên

- Vì cảm động và cảm nhận được bài học về sự chiến thắng: chiến thắng vinh quang nhất chính là bản thân mình.

Câu 5.

Bài thơ được viết theo thể thơ tự do.

Câu 6.

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ Em đứng bên đường như quê hương là biện pháp so sánh.

Câu 7.

- Không khí hành quân hào hùng thần tốc được thể hiện qua hình ảnh: đoàn quân đi vội vã; bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa.

- Thí sinh có thể liên hệ với hình ảnh trong bài thơ khác nhau, ví dụ bài Việt Bắc (Quân đi điệp điệp trùng trùng. Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan).

Câu 8.

- Phân tích câu thơ “Chào em cô gái tiền phương, hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn”, “Em vẫy tay cười đôi mắt trong”.

-----------------------

Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề đọc hiểu môn Ngữ Văn

    Xem thêm