Đề đọc hiểu Ngữ văn ôn thi THPT Quốc Gia số 79
Đề đọc hiểu Ngữ văn ôn thi THPT Quốc Gia
VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh Đề đọc hiểu Ngữ văn ôn thi THPT Quốc Gia số 79. Tài liệu gồm 4 câu hỏi bài tập kèm theo lời giải sẽ là nguồn thông tin hữu ích để phục vụ công việc học tập Ngữ văn 11 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.
Đề đọc hiểu Ngữ văn ôn thi THPT Quốc Gia số 73
Đề đọc hiểu Ngữ văn ôn thi THPT Quốc Gia số 74
Đề đọc hiểu Ngữ văn ôn thi THPT Quốc Gia số 76
Đề bài
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
[…] Về mặt đạo lí, xem những người nhân văn chủ nghĩa là ăn bám cũng là sai lầm nghiêm trọng. Tự do, bình đẳng, bác ái chính là tiêu chí cơ bản của một xã hội bắt đầu hiểu bản chất con người. Chúng ta sinh ra, ai cũng có quyền bình đẳng, nhưng tạo hóa không thể công bằng với mỗi cá nhân. Tạo hóa không thể phân phát trí tuệ và kĩ năng như nhau cho tất cả mọi người. Chúng ta không thể chọn cha mẹ, chọn gia cảnh để sinh ra. Có nghĩa con người sinh ra vốn lại không bình đẳng. Vậy thì ai sẽ mang lại cho chúng ta sự bình đẳng nếu không phải là những người theo chủ nghĩa nhân văn – những người quan tâm không chỉ tới những cá nhân xuất chúng mà còn tới những mảnh đời bất hạnh – nền tảng quan trọng của một xã hội tìm kiếm sự công bằng? Và để đảm bảo sự đánh giá công bằng đối với người sản xuất, có thể dẫn ra một quan điểm, ai đóng thuế nhiều và tạo nhiều việc làm cho xã hội là người tốt. Giá trị của một người chính là ở chỗ người đó phục vụ xã hội như thế nào. Mà phục vụ thì không chỉ là “tạo” hay “sản xuất”, mà quan trọng hơn cả là tổ chức được một xã hội dân chủ, công bằng, phát triển và văn minh, nơi lợi ích riêng của mỗi cá nhân kết hợp nhuần nhị với lợi ích chung của toàn xã hội.
(Trích Đạo đức mới là gì? - Đỗ Kiên Cường, Ngữ văn 11 nâng cao tập 2, NXB Giáo dục, 2015)
Câu 1: Chỉ ra thao tác lập luận chính trong tác phẩm.
Câu 2: Anh chị hiểu thế nào về câu nói sau: Chúng ta sinh ra, ai cũng có quyền bình đẳng, nhưng tạo hóa không thể công bằng với mỗi cá nhân.
Câu 3: Việc sử dụng câu hỏi tu từ trong câu văn in đậm có tác dụng gì?
Câu 4: Về mặt đạo lí, xem những người nhân văn chủ nghĩa là ăn bám cũng là sai lầm nghiêm trọng. Anh/chị có đồng tình với quan điểm trên đây của tác giả không? Vì sao?
Lời giải chi tiết
Câu 1:
Thao tác lập luận chính của văn bản là thao tác lập luận bác bỏ.
Câu 2:
Câu nói đó có nghĩa là: Chúng ta sinh ra trên cuộc đời có những quyền bình đẳng như nhau, không phân biệt màu da, địa vị, giai cấp xuất thân nhưng tạo hóa cũng không thể bình đẳng với mỗi cá nhân, từng con người cụ thể. Đó là vì chúng ta không có quyền được lựa chọn mình sinh ra trong gia đình thế nào, hoàn cảnh ra sao. Tạo hóa cũng không thể công bằng được khi chúng ta luôn nghĩ cuộc đời mình do vận số, có người may mắn, người không. Tất cả do sự cố gắng của mình trong cuộc đời chứ không phải là tạo hóa sắp đặt
Câu 3:
Việc sử dụng câu hỏi tu từ trong câu in đậm có tác dụng khẳng định vai trò của những người theo chủ nghĩa nhân văn. Họ chính là những người mang tới sự bình đẳng, những người quan tâm không chỉ với cá nhân xuất chúng mà còn tới những mảnh đời bất hạnh.
Câu 4:
Em nêu ý kiến của mình. Phải giải thích được lí do một cách thuyết phục.
Theo xã hội ngày nay thì có cả hai trường hợp:
+ Đồng ý vì những nhà văn chủ nghĩa đấu tranh cho cái đẹp, cái tốt trên đời, mang đến cuộc sống hạnh phúc cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người bất hạnh, kém may mắn. Họ làm việc vì sự tiến bộ của loài người. Những việc này có từ xa xưa nhưng không là ăn bám, họ chỉ tiếp bước thế hệ trước.
+ Nếu là ăn bám thì khi và chỉ khi những nhà nhân văn chủ nghĩa lợi dụng lá cờ nhân văn, lợi dụng cái tốt đẹp để thu lợi về bản thân hoặc tuyên truyền cho tư tưởng nào đó phi chính thống.
-----------------------
Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt uốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.