Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề kiểm tra 45 phút Sinh học 7 - Đề 6

Đề kiểm tra Sinh học 7

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo Đề kiểm tra 45 phút Sinh học 7 - Đề 6 do VnDoc đăng tải, với các câu hỏi lý thuyết kết hợp bài tập trắc nghiệm Sinh khác nhau nhằm củng cố kiến thức đã được học, nâng cao kết quả học tập lớp 7.

Đề kiểm tra 1 tiết Sinh học 7 học kì 1 - Đề 6

Câu 1. Đại diện nào trong hình dưới đây không thuộc ngành Giun đốt?

Đề kiểm tra Sinh học 7

A. Hình 1.

B. Hình 2.

C. Hình 3.

D. Hình 4.

Câu 2. Loài sâu bọ nào dưới đây thường sống ở những nơi thiếu ánh sáng?

Đề kiểm tra Sinh học 7

Câu 3. Khi nói về động vật Thân mềm, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Có vỏ đá vôi bảo vệ.

B. Cơ thể phân đốt.

C. Có thân mềm.

D. Cơ thể thường đối xứng hai bên.

Câu 4. Động vật nguyên sinh là những động vật

A. Cơ thể nhỏ bé, không nhìn thấy được bằng mắt thường.

B. Cấu tạo chỉ gồm một tế bào.

C. Phân bố ở mọi nơi trên Trái Đất.

D. Có khả năng thích nghi cao.

Câu 5. Hô hấp của giun đất được thực hiện qua

A. Da

B. Bằng hệ thống ống khí.

C. Phổi.

D. Da và mang.

Câu 6. Quan sát hình 8.2, mô tả bằng lời 2 cách di chuyển của thủy tức.

Đề kiểm tra Sinh học 7

Câu 7. Phân biệt thành phần tế bào ở lớp ngoài và lớp trong thành cơ thể thủy tức và chức năng từng loại tế bào này.

Câu 8. Ruột khoang ở vùng biển nước ta đa dạng và phong phú không?

Đáp án đề kiểm tra Sinh học 7

Câu 1: D

Câu 2: C

Câu 3: B

Câu 4: B

Câu 5: A

Câu 6.

- Kiểu sâu đo: Đầu tiên thủy tức cắm miệng xuống sau đó co cơ thể lại rồi dùng đế trườn người về phía trước.

- Kiểu lộn đầu: Đầu tiên cắm miệng xuống sau đó để đế lên trên rồi để đế ra phía trước rồi đứng thằng dậy.

- Chú ý ở cả hai hình, thủy tức đều di chuyển từ phải sang trái và khi di chuyển chúng đã phối hợp giữa tua miệng với sự uốn nặn, nhào lộn của cơ thể.

Câu 7.

- Lớp trong của tế bào thủy tức gồm chủ yếu là tế bào mô cơ – tiêu hóa, đóng góp vào chức năng tiêu hóa của ruột.

- Còn lớp ngoài có nhiều tế bào phân hóa lớn hơn như: tế bào mô bì – cơ, tế bào thần kinh, tế bào gai, tế bào sinh sản có các chức năng: Che chở, bảo vệ giúp cơ thể di chuyển, bắt mồi, tự vệ và sinh sản để duy trì nòi giống.

Câu 8.

Ruột khoang ở vùng biển nước ta rất đa dạng và phong phú.

- Vùng biển nước ta rất giàu sứa, hài quỳ và san hô. Nhân dân thường khai thác sứa để xuất khẩu, khai thác san hô để làm vật trang trí.

- Vịnh Hạ Long, vùng biển Côn Đảo, Hoàng Sa và Trường Sa là một trong những vùng biển san hô đẹp của nước ta và của thế giới.

- Nhiều loài cá, tôm, cua, trai, ốc … sống ở vùng biển san hô có màu sắc rực rỡ phong phú không kém gì màu sắc của san hô.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 7

    Xem thêm