Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm học 2015 - 2016 trường THPT Thống Nhất A, Đồng Nai
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm học 2015 - 2016 trường THPT Thống Nhất A, Đồng Nai có đáp án đi kèm là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các bạn ôn tập và củng cố kiến thức hiệu quả, từ đó đạt được điểm số cao trong kì thi học kì 1 sắp tới. Mời các bạn tham khảo.
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Toán lớp 12 năm học 2015 - 2016 trường THPT Thống Nhất A, Đồng Nai
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm học 2015 - 2016 trường THPT Thống Nhất A, Đồng Nai
Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 12 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm học 2016 - 2017
THPT THỐNG NHẤT A
ĐỀ THI GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN: SINH HỌC 12
Thời gian làm bài: 45 phút;
Câu 1: Bộ NST trong tế bào của người mắc hội chứng Đao có 47 chiếc NST đơn, được gọi là:
A. Thể tam bội. B. Thể tam nhiễm. C. Thể đơn nhiễm. D. Thể 1 nhiễm.
Câu 2: Một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực dài 5100Ao có số Nu loại A chiếm 20% tổng số nu. Số nu loại G mội trường cung cấp cho ADN này nhân đôi 1 lần là?
A. 1500 B. 1800. C. 600 D. 900
Câu 3: Ở ngô, tính trạng màu sắc hạt do 2 gen không alen qui định.Cho ngô hạt trắng giao phối với ngô hạt trắng thu được F1: 9/16 ngô hạt trắng: 6/16 ngô hạt vàng: 1/16 ngô hạt đỏ.Tính trạng màu sắc ngô di truyền theo qui luật:
A. Trội không hoàn toàn. B. Tương tác bổ sung.
C. Tương tác cộng gộp. D. Trội hoàn toàn.
Câu 4: Ở cà chua, A: qui định quả đỏ, a: quả vàng; B: quả tròn, B: quả bầu dục. Các gen phân ly độc lập và tác động riêng rẽ. Để F1 có 4 kiểu hình với tỷ lệ: 3 quả đỏ, tròn: 3 quả đỏ, bầu dục: 1 quả vàng, tròn: 1 quả vàng, bầu dục.
Kiểu gen của P phải là:
A. AaBb x AaBb. B. AaBB x AaBb. C. AABB x aabb. D. AaBb x Aabb.
Câu 5: Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm thay đổi hàm lượng ADN trên nhiễm sắc thể là
A. Mất đoạn, chuyển đoạn. B. Chuyển đoạn.
C. Đảo đoạn, chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể. D. Lặp đoạn, chuyển đoạn.
Câu 6: Một NST có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEG*HKM đã bị đột biến. NST đột biến có trình tự ABCDCDEG*HKM. Dạng đột biến này là:
A. Thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện tính trạng
B. Thường làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài
C. Thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể
D. Thường gây chết cho cơ thể mang NST đột biến
Câu 7: Lai phân tích là phép lai:
A. Giữa 1 cá thể mang tính trạng trội với 1 cá thể mang tính trạng lặn để kiểm tra kiểu gen cá thể mang tính trạng trội.
B. Thay đổi vai trò của bố, mẹ trong quá trình lai để phân tích sự di truyền của các tính trạng.
C. Giữa cá thể có kiểu gen đồng hợp trội với cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn.
D. Giữa cá thể có kiểu gen dị hợp với cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn.
Câu 8: Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST nhân thực, sợi cơ bản có đường kính bằng:
A. 2nm B. 30nm C. 11nm D. 20nm
Câu 9: Phân tử protein tổng hợp từ 1 gen có chiều dài 5100A0 có bao nhiêu axit amin?
A. 498 B. 998 C. 499 D. 1699
Câu 10: Hoá chất 5-BrômUraxin làm biến đổi cặp nu- nào sau đây?
A. A-T → G-X B. G-X → A-T C. T-A → G-X D. G-X → T-A
Câu 11: Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit ảnh hưởng tới số axit amin trong chuỗi polipeptit là...
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 12: Khi nghiên cứu ruổi giấm, Moocgan nhận thấy: ruồi có gen cánh cụt thì đốt thân ngắn lại, trứng đẻ ít, tuổi thọ ngắn... Hiện tượng này được giải thích:
A. Gen cánh cụt đã tác động đến các gen khác trong kiểu gen để chi phối các tính trạng khác
B. Gen qui định tính trạng cánh cụt có tính đa hiệu chi phối đến sự phát triển của nhiều tính trạng.
C. Gen cánh cụt bị đột biến.
D. Là kết quả của hiện tượng thường biến dưới tác động của môi trường lên gen qui định cánh cụt.
Câu 13: Gen đa hiệu là:
A. Nhiều gen qui định sự phát triển của một tính trạng.
B. Một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau.
C. Một gen ảnh hưởng đến sự phát triển của 1 tính trạng.
D. Một gen qui định sự tổng hợp của một chuỗi polypeptit.
Câu 14: Cấu trúc Operon Lac ở vi khuẩn E. coli gồm các thành phần theo trật tự:
A. Gen điều hòa – vùng khởi động – vùng vận hành - cụm gen cấu trúc (Z, Y, A)
B. Vùng khởi động – gen điều hòa – vùng vận hành - cụm gen cấu trúc (Z, Y, A)
C. Gen điều hòa – vùng vận hành - vùng khởi động – cụm gen cấu trúc (Z, Y, A)
D. Vùng khởi động – vùng vận hành – cụm gen cấu trúc (Z, Y, A)
Câu 15: Ruồi giấm có bộ NST 2n = 8. Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của ruồi giấm thuộc thể tam bội có:
A. 10. B. 14 C. 16. D. 12
Câu 16: Điều kiện nào dưới đây không phảo là điều kiện nghiệm đúng của định luật phân ly độc lập của MenĐen:
A. Các cặp gen tác động riêng rẽ lên sự hình thành tính trạng.
B. Nghiên cứu trên một số lượng lớn cá thể.
C. Bố, mẹ thuần chủng khác nhau hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản.
D. Các cặp gen qui định các cặp tính trạng tương phản nằm trên cùng một cặp NST tương đồng.
Câu 17: Dạng đột biến NST nào sau đây thường gây chết hoặc làm giảm sức sống của sinh vật?
A. Mất đoạn B. Chuyển đoạn C. Đảo đoạn D. Lặp đoạn
Câu 18: Trong trường hợp nào dưới đây chất ức chế làm Operon Lac ngưng hoạt động
A. Khi môi trường không có đường lactose
B. Khi môi trường có nhiều đường lactose
C. Khi môi trường có nhiều hoặc không có đường lactose
D. Khi môi trường có đường lactose
Câu 19: Đột biến điểm là đột biến:
A. Liên quan đến một gen trên nhiễm sắc thể B. Xảy ra ở đồng thời nhiều điểm trên gen
C. Liên quan đến một cặp nu- trên gen D. Ít gây hậu quả nghiêm trọng
Câu 20: Thể tự đa bội là dạng đột biến:
A. Làm tăng bộ NST của loài theo hệ số 3n, 4n, 5n.
B. Làm tăng bộ NST đơn bội của 2 loài khác nhau trong 1 tế bào.
C. Làm tăng bộ NST của loài lên 3n, 4n, 5n.
D. Làm tăng 1 số nguyên lần bộ NST đơn bội của loài và lớn hơn 2n.
Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12
1 | B | 9 | A | 17 | A | 25 | A | 33 | A |
2 | D | 10 | A | 18 | A | 26 | C | 34 | C |
3 | B | 11 | C | 19 | C | 27 | D | 35 | A |
4 | D | 12 | B | 20 | D | 28 | A | 36 | C |
5 | C | 13 | B | 21 | C | 29 | B | 37 | D |
6 | A | 14 | D | 22 | B | 30 | D | 38 | B |
7 | A | 15 | D | 23 | B | 31 | C | 39 | B |
8 | C | 16 | D | 24 | B | 32 | D | 40 | C |