Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 phòng GD&ĐT Bình Giang năm 2014 - 2015

Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8

Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm học 2014 - 2015 phòng GD&ĐT Bình Giang là đề thi học kì II môn Ngữ văn lớp 8 có đáp án dành cho các bạn học sinh và thầy cô tham khảo, làm tài liệu nghiên cứu, học tập môn Văn lớp 8 được chắc chắn nhất, làm cơ sở học lên chương trình Ngữ văn lớp 9.

Đề kiểm tra học kì 2 môn Vật lý lớp 8 năm học 2014-2015 trường THCS Khánh Thạnh Tân, Bến Tre

Đề khảo sát chất lượng cuối năm môn Ngữ văn lớp 8 phòng GD&ĐT thị xã Ninh Hoà, Khánh Hòa năm 2014 - 2015

PHÒNG GIÁO DỤC BÌNH GIANG

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ 2
Năm học 2014 – 2015
Môn: Văn. Khối 8
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1 (2,0 điểm).

a) Kể tên các kiểu câu phân theo mục đích nói?

b) Xác định các kiểu câu phân theo mục đích nói có trong những câu dưới đây:

Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống: (1)

– Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu? (2)

Câu 2 (3,0 điểm).

Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời trong càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

(SGK Ngữ Văn 8, tập 2, trang 19)

a) Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Của tác giả nào?

b) Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

c) Nêu ngắn gọn những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ trên?

Câu 3 (5,0 điểm).

Nghị luận Tuổi trẻ và tương lai đất nước.

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Văn lớp 8

Câu 1: (2,0 điểm)

a. HS nêu được các kiểu câu phân theo mục đích nói: câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu trần thuật, câu cảm thán, câu phủ định.

(HS nêu đúng mỗi loại câu được 0,1 điểm) (0,5đ)

b. HS xác định được các kiểu câu phân theo mục đích nói có trong đoạn văn:

  • Câu (1): câu trần thuật
  • Câu (2): câu nghi vấn.

(HS xác định đúng mỗi loại câu được 0,75 điểm)

Câu 2. (3,0 điểm)

a. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ: "Khi con tu hú". (0,5 đ)

Tác giả: Tố Hữu (0,5 đ)

b. Bài thơ trên được viết theo thể thơ: lục bát (0,5 đ)

c. HS nêu ngắn gọn những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ:

  • Nghệ thuật: tả cảnh sinh động, kết hợp các động từ chỉ hoạt động, tính từ chỉ màu sắc, lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu cùng phép liệt kê (0,5 đ)
  • Nội dung: Đoạn thơ đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên vào hè rất tươi đẹp, sống động, tràn đầy nhựa sống: có âm thanh rộn rã, màu sắc rực rỡ, hương vị ngọt ngào, bầu trời khoáng đạt tự do... trong cảm nhận của người tù – chiến sĩ. Qua đó cho thấy một tâm hồn tinh tế, trẻ trung, yêu đời của tác giả. (1đ)

* Lưu ý: HS trình bày thành đoạn văn. Nếu gạch ý thì trừ 0,25 điểm.

Câu 3 (5,0 điểm)

*) Yêu cầu về hình thức: (1 điểm)

  • Làm đúng kiểu bài: Văn nghị luận (kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả)
  • Nội dung: Vai trò của tuổi trẻ đối với tương lai của đất nước.
  • Phạm vi: trong lịch sử; thực tế học tập của thế hệ trẻ Việt Nam.
  • Bài làm có ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
  • Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, văn giàu hình ảnh; diễn đạt trôi chảy; trình bày sạch đẹp... (1 điểm)

*) Yêu cầu về nội dung: (4 điểm)

Đây là một dạng đề mở, HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, song cần hướng tới một số nội dung chính sau:

a) Mở bài: 0,5 điểm

  • Dẫn dắt, nêu vai trò của tuổi trẻ đối với tương lai của đất nước.
  • Có thể dẫn dắt lời thư của Bác Hồ: "Non sông Việt Nam... công học tập của các em" hoặc một số câu khác có nội dung tương tự. (0,5 đ)

b) Thân bài: (3,0 điểm)

* Giải thích thế nào là tuổi trẻ?

  • Tuổi trẻ là lứa tuổi thanh niên, thiếu niên. Là lứa tuổi được học hành, được trang bị kiến thức và rèn luyện đạo đức, sức khỏe, chuẩn bị cho việc vào đời và làm chủ XH tương lai.
  • Tuổi trẻ là những người chủ tương lại của đất nước, là chủ của thế giới, động lực giúp cho xã hội phát triển. Một trong những việc làm quan trọng nhất của tuổi trẻ chính là nhiệm vụ học tập. (0,5 đ)

* Vì sao thế hệ trẻ lại ảnh hưởng đến tương lai đất nước?

  • Thanh niên học sinh hôm nay sẽ là thế hệ tiếp tục bảo vệ, xây dựng đất nước sau này.
  • Vốn tri thức được học và nền tảng đạo đức được nhà trường giáo dục là quan trọng, cơ bản để tiếp tục học cao, học rộng, đem ra thực hành trong cuộc sống khi trưởng thành.
  • Một thế hệ trẻ giỏi giang, có đạo đức hôm nay hứa hẹn có một lớp công dân tốt trong tương lai gần. Do đó, việc học hôm nay là rất cần thiết.
  • Thế giới không ngừng phát triển, muốn "sánh vai các cường quốc" thì đất nước phải phát triển về khoa học kĩ thuật, văn minh – điều đó do con người quyết định mà nguồn gốc sâu xa là từ việc học tập, tu dưỡng thời trẻ. (1đ)

* Thực tế đã chứng minh, việc học tập của tuổi trẻ tác động lớn đến tương lai đất nước.

Những người có sự chăm chỉ học tập, rèn luyện khi còn trẻ thì sau này đều có những cống hiến quan trọng cho đất nước:

  • Ngày xưa: những người tài như Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi,... từ thời trẻ đã chăm chỉ luyện rèn, trưởng thành lập những chiến công làm rạng danh đất nước.
  • Ngày nay: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng. Các nhà khoa học xã hội có nhiều đóng góp cho đất nước trong mọi lĩnh vực như nhà bác học Lương Định Của, tiến sĩ Tạ Quang Bửu, anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa, ...

Từ xưa đến nay, thế hệ trẻ luôn là lực lượng tiên phong, xông pha vào những nơi gian khổ mà không ngại gian khó, hi sinh.

  • Trong chiến tranh: (dẫn chứng)
  • Trong thời bình: (dẫn chứng)

Các thế hệ học sinh, sinh viên ngày nay cũng đang ra sức luyện tài, đã gặt hái được những thành công trong học tập, nghiên cứu khoa học... đó sẽ là tiền đề quan trọng để đưa đất nước phát triển hơn trong tương lai. (1đ)

* Làm thế nào để phát huy được vai trò của tuổi trẻ ?

  • Đảng và nhà nước cần có những chính sách ưu tiên hơn nữa cho việc đào tạo thế hệ trẻ.
  • Nhà trường phải đẩy mạnh công tác giáo dục thế hệ trẻ về tài, đức.
  • Mỗi người trẻ cần ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với sự phát triển của đất nước, phải chăm chỉ học hành, rèn luyện đạo đức... (0,5đ)

c) Kết bài: 0,5 điểm

Khẳng định tầm quan trọng của việc học tập, rèn luyện của thế hệ trẻ đối với tương lai của đất nước.

Liên hệ bản thân, rút ra bài học...

* Biểu điểm:

  • Điểm 5: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu nêu trên. Văn viết mạch lạc, hiểu sâu sắc vấn đề nghị luận, thể hiện sự sáng tạo, không mắc lỗi diễn đạt, trình bày sạnh đẹp.
  • Điểm 4: Bài viết đúng thể loại, đạt các yêu trên, còn mắc vài lỗi chính tả, diễn đạt, trình bày sạch đẹp.
  • Điểm 3: Đạt được quá nửa yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. Còn một số lỗi về diễn đạt.
  • Điểm 1- 2: Học sinh viết đúng kiểu bài. Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi về câu, từ, chính tả.
  • Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp.

* Lưu ý: Trên đây là những gợi ý cơ bản, giám khảo căn cứ vào tiêu chuẩn cho điểm và bài làm cụ thể của học sinh để cho điểm phù hợp, trân trọng những bài viết sáng tạo.

Bài mẫu tham khảo:

Trong thư gởi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ đã thiết tha căn dặn: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em".

Lời nhắn nhủ của Bác một lần nữa càng giúp ta thấm thía hơn vai trò, trách nhiệm của thế hệ với tương lai đất nước. "Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Cuộc đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội". Vâng, tuổi trẻ là chặng đời con người có thể có những đóng góp lớn lao nhất cho xã hội. Vì sao vậy? Bởi lẽ, tuổi trẻ là tuổi sung sức nhất trong cuộc đời mỗi con người. Tuổi trẻ là tuổi ôm ấp bao ước mơ, hoài bão. Tuổi trẻ là tuổi năng động và sáng tạo. Tuổi trẻ cũng là tuổi có sức bật mạnh hơn hết thảy. Với tất cả những phẩm chất tinh tuý ấy, không bàn cãi gì nữa, thế hệ trẻ sẽ là những chủ nhân của đất nước, sẽ là nguồn động lực hàng đầu trong công cuộc xây dựng một đất nước phát triển và giàu mạnh. Song, để có thể sống và đóng góp một cách trọn vẹn, viên mãn nhất cho đất nước, tuổi trẻ cũng cần chuẩn bị cho mình những hành trang cần thiết để tiến vào tương lai, đảm đương vai trò, sứ mệnh thiêng liêng của mình.

Tuổi trẻ ấy không ai khác chính là chúng ta, thế hệ học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường. Vậy, chúng ta phải chuẩn bị những gì cho hàng trang đi vào tương lai? Thiết nghĩ, trước hết chúng ta phải là những con người có đọc dức tốt, có nhân cách cao đẹp. Đồng thời, phải không ngừng nỗ lực để nâng cao tri thức, hiểu biết, trí tuệ nhằm đem tài năng của mình phục vụ cho Tổ quốc. Nghĩa là, mỗi người phải phần đấu để trở thành con người toàn diện, vừa có đức, vừa có tài. Lời Bác dạy vẫn còn đó: "Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.

Con đường tiếp cận tri thức của nhân loại là cả một hành trình không mệt mỏi, không có chỗ dừng. Để có thể thực sự trở thành những chủ nhân vững vàng của đất nước tương lai, ngay từ bây giờ, mỗi chúng ta phải không ngừng học tập, nắm bắt một cách đầy đủ những kiến thức cơ bản để có thể tiến xa hơn trên con đường khám phá tri thức nhân loại, trở thành lực lượng lao động tri thức, trở thành những con người cốt cán của thời đại khoa học kĩ thuật. Tương lai đất nước phụ thuộc vào việc học của chúng ta. Lời nhắn nhủ của Bác đặt trong hoàn cảnh hiện nay càng sâu sắc hơn bao giờ hết. Sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật, của hoa học tự nhiên, khoa học xã hội sẽ không chấp nhận những ai bằng lòng với những gì mình đang có.Điều đó cũng có nghĩ làm không chịu học, không ham học thì chúng ta sẽ bị tụt hậu.

Chắc chắn, sứ mệnh của những chủ nhân tương lai sẽ không phải là chúng ta. Điều này quả là ngoài ý muốn của những ai biết yêu Tổ quốc, giống nòi, biết tự hào với truyền thống cao đẹp của "con Hồng cháu Lạc". Vậy chúng ta phải học tập như thế nà để có thể đáp ứng được yêu cầu lớn lao đó? Thiết nghĩ, mỗi người phải ý thức rõ vai trò chủ nhân tương lai đất nước.
Không ngừng học tập và học hỏi, học với tất cả sự nhiệt tình và niềm say mê khám phá không ngừng để tiếp cận chân lí của tri thức nhân loại. Xác định rõ mục tiêu học tập vinh quang ấy, mỗi học sinh phải xem những tấm gương hiếu học, những gương mặt tài năng trẻ không chỉ là niềm tự hào của tuổi trẻ chúng ta mà còn là cái đích vươn lên của mỗi con người.

Trau dồi kiến thức, học đến đâu chắc đến đó; kết hợp học với hành, lí thuyết gắn với thực nghiệm để có kích thích sáng tạp; tìm tòi cái mới. Và tất nhiên, không bao giờ quên ý thức trau dồi trở thành con người toàn diện cả tài và đức. Bởi chỉ thực sự có tài và có đức thì mới mong đóng góp được nhiều cho đất nước, cho dân tộc. Bác mong các cháu ma khôn lớn Nối gót ông cha bước kịp mình. (Tố Hữu) Lời Bác dạy và mong ước tha thiết của Người sẽ mãi là lẽ sống đẹp của mỗi chúng ta, hôm nay và mai sau. Bạn, tôi và tất cả chúng ta chắc chắn sẽ là những chủ nhân xứng đáng của đất nước. Và, tất nhiên phải bắt đầu ngay từ bây giờ, những gì cần thiết nhất để hoàn thành sứ mệnh của tương lai.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 2 lớp 8

    Xem thêm