Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm học 2014 - 2015 huyện Thanh Thủy, Phú Thọ

Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8

Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm học 2014 - 2015 huyện Thanh Thủy, Phú Thọ gồm hai phần trắc nghiệm và tự luận, có đáp án đi kèm. Đây là tài liệu ôn tập hữu ích dành cho các bạn học sinh muốn củng cố kiến thức Ngữ văn lớp 8, ôn thi học kì 1 hiệu quả. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2015 - 2016

Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Toán lớp 8 trường THCS Nhân Mỹ năm 2014 - 2015

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH THUỶ

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP 8 NĂM HỌC 2014-2015
MÔN: Ngữ văn
Thời gian: 90 phút không kể thời gian giao đề.

I. Trắc nghiệm khách quan: (2.0 điểm) Chọn phương án đúng nhất trong các câu dưới đây.

Câu 1: Ai là tác giả của bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn"?

A. Phan Châu Trinh. C. Phan Bội Châu.

B. Nguyễn Trãi. D. Lí Thường Kiệt.

Câu 2: Trong các văn bản sau, văn bản nào là văn bản nhật dụng?

A. Lão Hạc. C. Cô bé bán diêm.

B. Hai cây phong. D. Ôn dịch, thuốc lá.

Câu 3: Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung của đoạn trích "Trong lòng mẹ" (Nguyên Hồng)?

A. Đoạn trích chủ yếu diễn tả nỗi khổ đau của mẹ cậu bé Hồng.

B. Đoạn trích chủ yếu tố cáo các hủ tục phong kiến.

C. Đoạn trích chủ yếu trình bày sự hờn tủi và hạnh phúc của cậu bé Hồng khi gặp mẹ.

D. Đoạn trích chủ yếu diễn tả nỗi khổ đau về vật chất của cậu bé Hồng.

Câu 4: Trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" (Ngô Tất Tố), tác giả chủ yếu miêu tả nhân vật bằng các cách nào?

A. Giới thiệu về nhân vật và các phẩm chất, tính cách của nhân vật

B. Để cho nhân vật tự bộc lộ qua hành vi, giọng nói, điệu bộ

C. Để cho nhân vật này nói về nhân vật kia

D. Không dùng cách nào trong 3 các nói trên

Câu 5: Trong những câu sau, câu nào là câu ghép?

A. Sóng đã cài then, đêm sập cửa. C. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi.

B. Mặt trời xuống biển như hòn lửa. D. Câu hát căng buồm cùng gió khơi

Câu 6: Nối cột A và B sao cho phù hợp.

A

B

1. Trợ từ

a. là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán ...

2. Thán từ

b. là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

3. Tình thái từ

c. là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp.

d. là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc.

Câu 7: Các từ in đậm trong câu sau thuộc trường từ vựng nào?

"Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi."

A. Hoạt động của lưỡi. C. Hoạt động của cổ.

B. Hoạt động của răng. D. Hoạt động của tay.

Câu 8: Trong văn tự sự:

A. Chỉ cần thêm yếu tố miêu tả. C. Chỉ cần yếu tố biểu cảm.

B. Chỉ cần có thêm yếu tố nghị luận D. Cần kết hợp cả ba yếu tố trên.

II. Tự luận: (8.0 điểm)

Câu 1: (1.0 điểm): Câu ghép là gì? Chỉ ra quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong các câu ghép dưới đây:

a. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.

b. Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong rì rào, tim đập rộn ràng vì thảng thốt và vui sướng, rồi trong tiếng xạc xào không ngớt ấy, tôi cố hình dung ra những miền xa lạ kia.

Câu 2 (1.5 điểm): Từ truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri, theo em vì sao chiếc lá cuối cùng đựợc coi là kiệt tác của cụ Bơ-men?

Câu 3: (5.5 điểm) Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.

Đáp án đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (2 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0.5đ

Câu 1:

  • Mức tối đa: A
  • Mức không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không có câu trả lời.

Câu 2:

  • Mức tối đa: D
  • Mức không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không có câu trả lời.

Câu 3:

  • Mức tối đa:C
  • Mức không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không có câu trả lời.

Câu 4:

  • Mức tối đa: B
  • Mức không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không có câu trả lời.

Câu 5:

  • Mức tối đa: A
  • Mức không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không có câu trả lời.

Câu 6:

  • Mức tối đa: 1-d, 2-c, 3-a
  • Mức không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không có câu trả lời.

Câu 7:

  • Mức tối đa: B
  • Mức không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không có câu trả lời.

Câu 8:

  • Mức tối đa: D
  • Mức không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không có câu trả lời.

Phần II. Tự luận (8.0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm)

* Mức tối đa (1.5 đ): Yêu cầu học sinh cần trình bày được :

  • Khái niệm câu ghép: Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu. (0.5đ)
  • Nêu được các quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong các câu ghép:

a. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu: Quan hệ đồng thời. (0.25đ)

b. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu: Quan hệ nối tiếp. (0.25đ)

* Mức độ chưa tối đa (0.25 - 1.25 điểm):

HS trả lời nhưng còn thiếu một trong những yêu cầu ở trên. Riêng trình bày sai khái niệm không cho điểm.

* Mức không đạt (0.0 điểm): Không làm bài hoặc lạc đề. (0.0 điểm)

Câu 2 (1.5 điểm):

* Mức tối đa (1.5 điểm): HS cần: Giải thích được ba lí do sau:

  • Chiếc lá mang lại giá trị nghệ thuật: giống chiếc lá thật mà con mắt hoạ sĩ như Giôn-xi và Xiu cũng không nhận ra. (0.5 điểm)
  • Chiếc lá mang lại giá trị nhân sinh : vì con người, vì cuộc sống. (0.5 điểm)
  • Chiếc lá được đổi bằng cả tính mạng của cụ Bơ-men. (0.5 điểm)

* Mức độ chưa tối đa (0.5 - 1.0 điểm): HS trả lời thiếu một trong 3 ý trên.

* Mức không đạt (0.0 điểm): không làm bài hoặc lạc đề.

Câu 3 (5.5 điểm)

* Mức tối đa (5.5 điểm):

a. Yêu cầu về kĩ năng:

  • Đúng kiểu bài văn thuyết minh, các tri thức về chiếc nón lá Việt Nam được trình bày hợp lí, chính xác. Biết sử dụng các phương pháp thuyết minh và yếu tố miêu tả, biểu cảm hợp lí.
  • Đảm bảo được bố cục bài làm 3 phần, cân đối.
  • Hành văn rõ ràng, khoa học, chữ viết sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt.

b. Yêu cầu về kiến thức:

* Mở bài:(0.5 điểm): Giới thiệu khái quát được về chiếc nón lá trong đời sống của người dân Việt Nam.

* Thân bài: (4.5 điểm)

  • Thuyết minh được nguồn gốc của chiếc nón lá (1.0 điểm)
  • Thuyết minh về đặc điểm cấu tạo, cách làm của chiếc nón lá: (1.5 điểm)
    • Dáng nón: hình chóp, sườn phẳng
    • Nguyên liệu và sự chuẩn bị: Để làm được một chiếc nón đẹp, phải tỉ mỉ từ khâu chọn lá, sấy lá, phơi sương, là lá, chọn chỉ cước nhỏ, khuôn, độ tinh xảo trong từng đường kim mũi chỉ
    • Cách làm: Đặt các vòng tròn theo kích cỡ vào khuôn nón, trải lá...
  • Thuyết minh được tác dụng, giá trị: (1.5 điểm) Nón lá với cuộc sống của người Việt Nam:
    • Nón lá vừa che nắng vừa che mưa là người bạn của con trong cuộc sống hàng ngày, sản xuất, chiến đấu..
    • Nón lá là món đồ trang sức làm tôn thêm vẻ duyên dáng, dịu dàng vốn có của người con gái xứ Việt ...
    • Nón còn đi vào đời sống văn hoá nghệ thuật, trong nghệ thuật múa chiếc nón tạo nên một điểm nhấn rất ấn tượng...
    • Trong đám cưới của người Việt, mẹ chồng đội nón cho nàng dâu đã trở thành phong tục.. .
    • Cùng với áo dài trở thành biểu tượng dân tộc...
    • Ngày nay có rất nhiều kiểu mũ được biến tấu để phù hợp thời trang nhưng chiếc nón vẫn có vẻ đẹp riêng đầy hấp dẫn..
  • Thuyết minh cách bảo quản: (0.5 điểm) Dùng xong nên treo, phơi, giặt quai...

* Kết bài (0.5 điểm): Công dụng và sự gắn bó của các đồ vật với con người trong hiện tại và tương lai.

* Mức độ chưa tối đa (0.25 - 4.5 điểm):

  • Bài làm khá tốt các yêu cầu trên nhưng sử dụng các biện pháp thuyết minh và yếu tố miêu tả, biểu cảm còn hạn chế...
  • Tri thức thuyết minh về chiếc nón còn sơ sài, thiếu tính khoa học, chưa biết sử dụng các phương pháp phù hợp để thuyết minh, chữ xấu, mắc lỗi chính tả.
  • Tri thức thuyết minh còn nghèo nàn, thiếu tính khoa học, chưa sử dụng đúng phương pháp thuyết minh...chữ xấu, mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi diễn đạt ...

* Mức độ chưa đạt (0.0 điểm): Bài viết lạc đề hoặc không làm bài.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 1 lớp 8

    Xem thêm