Đề kiểm tra học kì 1 môn Vật lý lớp 6 trường TH&THCS Ba Chùa, Ba Tơ năm 2014 - 2015
Đề kiểm tra học kì 1 môn Vật lý lớp 6
Đề kiểm tra học kì 1 môn Vật lý lớp 6 năm học 2015 - 2016 trường TH&THCS Ba Chùa, Ba Tơ có đáp án được VnDoc sưu tầm và giới thiệu giúp quý thầy cô có cơ sở ra đề thi, đề ôn tập môn Vật lý cho học sinh. Các em học sinh có thể tự luyện tập nhằm kiểm tra lại kiến thức đã học, ôn tập học kỳ I lớp 6 môn Vật lý. Mời các bạn tham khảo.
Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 trường THCS Võ Thị Sáu năm 2015 - 2016
Đề kiểm tra học kì 1 môn Lịch sử lớp 6 trường THCS Lê Khắc Cẩn, An Lão năm 2015 - 2016
Đề kiểm tra học kì 1 môn Vật lý lớp 6 trường PTDTNT THCS huyện Duyên Hải, Trà Vinh năm 2015 - 2016
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN BA TƠ Trường: TH&THCS Ba Chùa | KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2014-2015 Môn: Vật lý- Khối 6 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) |
Câu 1. (1 điểm) Nêu Khái niệm về lực.
Câu 2. (1 điểm) Trọng lực là gì? Đơn vị của trọng lực?
Câu 3. (1 điểm) Lần lượt treo vào cùng một lò xo các vật có khối lượng sau:
m1 = 1 kg; m2 = 1,8 kg, m3 = 0,2 kg; m4 = 1,5 kg
Hãy cho biết trường hợp nào độ biến dạng của lò xo là lớn nhất, nhỏ nhất?
Câu 4. (1.5 điểm) Viết công thức tính trọng lượng riêng theo trọng lượng và thể tích, cho biết từng đại lượng và đơn vị đo trong công thức?
Câu 5. (1.5 điểm) Người ta dùng bình chia độ có độ chia nhỏ nhất là cm3 và chứa 50cm3 nước để đo thể tích của một vật ( vật rắn không thấm nước). Khi thả vật ngập vào nước trong bình thì mực nước dâng lên đến vạch 84 cm3. Vậy thể tích của vật là bao nhiêu?
Câu 6. (1 điểm) Để làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng, ta phải làm cách nào?
Câu 7 (3 điểm) Một quả cầu nhôm có thể tích bằng 4dm3. Biết khối lượng riêng của nhôm là 2700kg/m3.
a. Tính khối lượng của quả cầu nhôm.
b. Tính trọng lượng của quả cầu nhôm.
c. Tính trọng lượng riêng của nhôm.
Đáp án đề kiểm tra học kì 1 môn Vật lý lớp 6
Câu 1:
Tác dụng đẩy kéo của vật này lên vật khác gọi là lực. (1,0 điểm)
Câu 2:
Trọng lực là lực hút của Trái Đất. (0.5 điểm)
Đơn vị của trọng lực: Niutơn (N) (0.5 điểm)
Câu 3:
Lò xo biến dạng ít nhất là xo treo vật có khối lượng 0,2kg (0.5 điểm)
Lò xo biến dạng lớn nhất là lò xo treo vật có khối lượng 1,8kg. (0.5 điểm)
Câu 4:
Công thức tính khối lượng riêng theo trọng lượng và thể tích:
d = P/V (0,75 điểm)
Trong đó: d: Trọng lượng riêng(N/m3) (0,25 điểm)
P: Trọng lượng (N) (0,25 điểm)
V: Thể tích (m3) (0,25 điểm)
Câu 5:
Theo đề bài để đo thể tích vật rắn không thấm nước:
Thả chìm vật đó vào trong lòng chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích của phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật. (0,5 điểm)
Như vậy thể tích phần chất lỏng dâng lên là: 84 – 50 = 34 (cm3) (1 điểm)
Câu 6:
Tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng
Giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng.
(Mỗi ý đúng đạt 0,5 điểm)
Câu 7:
a. Khối lượng của quả cầu
m = D . V = 2700 . 0,004 = 10,8 (kg) (1 điểm)
b. Trọng lượng của quả cầu:
P = 10 . m =10,8 . 10 =108 (N) (1 điểm)
c.Trọng lượng riêng của nhôm là
d = 10 . D = 10 x 2700 =27000 (N/ m3) (1 điểm)