Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian

VnDoc xin giới thiệu bài Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian đun.

đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian đun

  1. Nước ở thể nào trong khoảng thời gian từ phút 0 đến phút thứ 5; từ phút thứ 10 đến phút thứ 25?
  2. Nước ở thể nào trong khoảng thời gian từ phút thứ 5 đến phút thứ 10; từ phút thứ 25 đến phút thứ 30?
  3. Các quá trình nóng chảy, bay hơi, sôi diễn ra trong những khoảng thời gian nào?

Trả lời:

Xem hình ta thấy:

1. Từ phút 0 đến phút thứ 5: rắn.

– Từ phút thứ 10 đến phút thứ 25: lỏng và hơi.

2. Từ phút thứ 5 đến phút thứ 10: rắn và lỏng;

– Từ phút thứ 25 đến phút thứ 30: lỏng và hơi.

3. Nóng chảy: từ phút thứ 5 đến phút thứ 10;

– Bay hơi: từ phút thứ 10 đến phút thứ 25;

– Sôi: từ phút thứ 25 đến phút thứ 30.

1. Sự sôi là gì?

Sự sôi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng.

+ Đặc điểm:

- Ở áp suất chuẩn, mỗi chất sôi ở nhiệt độ xác định và không thay đổi.

- Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc áp suất chất khí (hơi) trên bề mặt chất lỏng. Áp suất này càng lớn, nhiệt độ sôi càng cao và ngược lại.

2. Sự ảnh hưởng của áp suất

Áp suất có ảnh hưởng đến nhiệt độ sôi. Áp suất trên mặt thoáng của chất lỏng càng cao thì nhiệt độ sôi càng cao và ngược lại, áp suất càng thấp thì nhiệt độ sôi càng thấp.

3. Phân biệt sự sôi và sự bay hơi

Căn cứ vào định nghĩa và các đặc điểm của sự sôi và sự bay hơi để phân biệt.

Lưu ý:

Ta có thể nói, sự sôi là sự bay hơi vì sự sôi cũng là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi. Nhưng không thể nói sự bay hơi là sự sôi vì sự bay hơi chỉ xảy ra ở trên mặt thoáng còn sự sôi thì lại xảy ra trên mặt thoáng và ngay cả trong lòng chất lỏng.

4. Phương pháp giải Sự sôi

Cách xác định nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, chất và trạng thái của chất đó qua đồ thị

Căn cứ vào đồ thị: Nếu đồ thị có hai đoạn nằm ngang ứng với hai nhiệt độ khác nhau thì ứng với giá trị nhiệt độ thấp là nhiệt độ nóng chảy và ứng với giá trị nhiệt độ cao hơn là nhiệt độ sôi.

- Tra bảng nhiệt độ nóng chảy hay bảng nhiệt độ sôi của một số chất ta sẽ suy ra được chất đó là chất gì.

- Đường biểu diễn ở dưới nhiệt độ nóng chảy, chất ở trạng thái rắn.

- Đường biểu diễn nằm ngang ứng với nhiệt độ nóng chảy, chất ở trạng thái vừa rắn vừa lỏng.

- Đường biểu diễn ở trên nhiệt độ nóng chảy và dưới nhiệt độ sôi, chất ở trạng thái lỏng.

- Đường biểu diễn nằm ngang ứng với nhiệt độ sôi, chất ở trạng thái vừa lỏng vừa hơi.

- Đường biểu diễn nằm trên nhiệt độ sôi, chất ở trạng thái hơi.

5. Ứng dụng

Nồi áp suất là một chiếc nồi kín nên khi đun nước trong nồi áp suất, nhiệt độ sôi có thể lên đến khoảng 1200C. Do nhiệt độ sôi trong nồi áp suất cao hơn so với các nồi thông thường khác nên thực phẩm nấu trong nồi áp suất sẽ mau chín và nhừ hơn.

Khi nước sôi, hơi nước sinh ra có thể tạo ra những lực đẩy khá lớn. Một số chiếc ấm đun nước trong gia đình hiện nay thường có gắn một chiếc còi ở miệng hoặc nắp ấm. Khi nước sôi, hơi nước đi vào còi khiến còi phát ra âm thanh, báo hiệu nước đã sôi.

6. Bài tập

Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 4 kg nước đá ở 0oC để chuyển nó thành nước ở 20oC. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105J/kg và nhiệt dung riêng của nước là 4 180 J/(kg.K)

Giải bài

Ở áp suất chuẩn của không khí (1 atm), nước đá nóng chảy ở 0oC. Nhiệt lượng cần cung cấp cho khối đá tan hoàn toàn thành nước ở 0o C là:

Q1 = λm = 3,4.105.4 = 13,6. 105 J

Nhiệt lượng cần cung cấp cho nước ở 0oC để tăng lên 20oC là:

Q2 = mcΔt = 4.4180(20 - 0) = 334400 J

Vậy nhiệt lượng cần cung cấp cho 4 kg nước đá ở 0oC để chuyển nó thành nước ở 20oC là:

Q = Q1 + Q2 = 1694400 J ≈ 1,69.103 (kJ)

----------------------------------------

Như vậy chúng tôi đã giới thiệu các bạn tài liệu Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 6, Giải bài tập môn Vật lý lớp 6, Giải vở bài tập Vật Lý 6, Tài liệu học tập lớp 6, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 6đề thi học kì 2 lớp 6 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 105
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gấu chó
    Gấu chó

    hay quá

    Thích Phản hồi 24/05/22
    • Bảnh
      Bảnh

      🤩

      Thích Phản hồi 24/05/22

      Môn Vật Lý lớp 6

      Xem thêm