Trọng lực có phương và chiều như thế nào?

Trọng lực có phương và chiều như thế nào? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Trọng lực có phương và chiều như thế nào?

Trả lời:

- Trọng lực có phương và chiều như sau:

+ Phương thẳng đứng

+ Chiều hướng về phía Trái Đất.

1. Trọng lực là gì?

- Trước khi tìm hiểu về trọng lực là gì, cùng chúng tôi nhắc lại kiến thức về lực tác động. Trong vật lý, lực là bất kỳ ảnh hưởng nào làm cho một vật thể chịu sự thay đổi hoặc làm ảnh hưởng đến chuyển động, hướng hay cấu trúc hình học của nó.

- Trọng lực là một trong những loại lực cơ bản nhất trong lĩnh vực vật lý cơ học. Bản chất của trọng lực chính là lực hút của Trái Đất lên một vật bất kỳ.

- Trọng lực được xác định bằng cách tính khối lượng của vật và gia tốc tự do tại nơi đặt vật đó. Hướng của trọng lực sẽ theo phương thẳng đứng và chiều từ hướng về phía trái đất.

2. Đặc điểm của trọng lực

- Trọng lực được xác định bằng cách tính khối lượng của vật và gia tốc tự do tại nơi đặt vật đó. Hướng của trọng lực sẽ theo phương thẳng đứng và chiều từ hướng về phía trái đất.

- Trọng lượng của một vật là cường độ (độ lớn) của lực hút Trái Đất lên vật đó. Vì vậy, trọng lượng phụ thuộc vào vị trí của vật đó trên Trái Đất. Nếu một vật lên càng cao thì trọng lượng của nó sẽ càng giảm.

- Cầm một vật trên tay, nếu bạn buông tay ra thì vật sẽ rơi xuống. Vật rơi xuống là do có trọng lực tác dụng lên vật. Vậy có nghĩa là trọng lực đã sinh công. Công của trọng lực có đặc điểm: không phụ thuộc dạng đường đi, phụ thuộc vào trọng lực và hiệu độ cao 2 đầu quỹ đạo.

- Lực thế là lực mà công của nó không phụ thuộc vào dạng quỹ đạo, chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối quỹ đạo. Lực thế còn được gọi là lực bảo toàn.

- Mở rộng:

+ Gia tốc trọng trường của Mặt trời gấp tới 28 lần so với tại Trái Đất. Nếu bạn có thể bước lên Mặt trời, cơ thể bạn sẽ nặng hơn tới 28 lần so với cân nặng thực.

+ Trọng lực là nguyên nhân của nhiều hiện tượng thiên nhiên trong đời sống như mưa rơi, tuyết rơi, hiện tượng mưa sao băng, …

3. Đơn vị đo trọng lực

- Công thức trọng lực dựa trên khối lượng của một vật là: P = 10m, trong đó P là trọng lượng (đơn vị N), m là khối lượng (đơn vị kg).

Ví dụ: Một vật có khối lượng 100g (0,1kg) ở mặt đất thì có trọng lượng gần bằng 1N. Một vật có khối lượng 1kg ở mặt đất có trọng lượng gần bằng 10N.

- Công thức tính trọng lực: P = mg, trong đó m là khối lượng của vật (kg), g là gia tốc trọng trường của vật (m/s2)

- Đơn vị đo của trọng lực được hệ thống đơn vị đo lường quốc tế SI công nhận là Newton, ký hiệu là N.

- Đơn vị được đặt tên theo nhà bác học Isaac Newton – Người đã tìm ra Định luật vạn vật hấp dẫn, mở một cánh cửa mới cho ngành vật lý cơ học.

- Theo hệ thống đơn vị đo lường, đơn vị đo này sẽ được quy đổi như sau:

100 g = 1 N

1 kg = 10 N

4. So sánh trọng lực và trọng lượng

- Giống nhau: Cả hai đều hình thành do lực hút của Trái Đất tạo thành.

- Khác nhau:

+ Trọng lực: Là lực hấp dẫn, lực hút của Trái Đất tác động lên 1 vật thể bất kỳ.

+ Trọng lượng: Chính là lực mà lực hút Trái Đất tác động lên vật thể đó hoặc là độ lớn của trọng lực tác dụng lên 1 vật.

----------------------------------------

Như vậy chúng tôi đã giới thiệu các bạn tài liệu Trọng lực có phương và chiều như thế nào? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 6, Giải bài tập môn Vật lý lớp 6, Giải vở bài tập Vật Lý 6, Tài liệu học tập lớp 6, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 6đề thi học kì 2 lớp 6 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 143
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bé Bông
    Bé Bông

    💯💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 24/05/22
    • Bi
      Bi

      tuyệt vời

      Thích Phản hồi 24/05/22

      Môn Vật Lý lớp 6

      Xem thêm