Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hãy nêu các đặc điểm của 2 lực cân bằng?

Hãy nêu các đặc điểm của 2 lực cân bằng? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Hãy nêu các đặc điểm của 2 lực cân bằng?

Trả lời

- Về điểm đặt của lực: Có cùng điểm đặt (cùng tác dụng vào một vật).

- Về phương của lực: Có cùng phương.

- Về chiều của lực: Ngược chiều nhau.

- Về cường độ: Có cường độ bằng nhau.

1. Lực là gì?

- Trong vật lý, lực được hiểu là bất kỳ ảnh hưởng nào tác động đến chuyển động, hướng, cấu trúc hình học hay trạng thái của sự vật. Dưới sự tác động của lực, sự vật có thể bị thay đổi cả về vận tốc, gia tốc cùng hướng chuyển động.

2. Các loại lực

Lực hấp dẫn

- Mọi vật trong vũ trụ được hút nhau với một lực, lực đó gọi là lực hấp dẫn. Đây là loại lực tác dụng từ xa, qua các khoảng không gian giữa các vật. Nhờ có lực hấp dẫn mà các hành tinh đều quay quanh mặt trời.

- Lực hấp dẫn có điểm đặt tại tâm của vật, cùng phương và ngược chiều.

Trong đó:

+ Fhd: Lực hấp dẫn.

+ m1, m2: Khối lượng của hai chất điểm.

+ R: Khoảng cách giữa 2 chất điểm.

+ G = 6,67.10-11 Nm2/kg2 gọi là hằng số hấp dẫn.

Lực đàn hồi

- Lực đàn hồi được sinh ra khi vật đàn hồi bị biến dạng. Nó thường xuất hiện ở hai đầu của lò xo và tác dụng vào các vật tiếp xúc với lò xo làm nó biến dạng.

- Lực đàn hồi có xu hướng chống lại nguyên nhân sinh ra nó. Điều này có nghĩa là lực đàn hồi sẽ đưa vật trở lại trạng thái ban đầu khi chưa bị biến dạng.

- Công thức của lực đàn hồi:

Fdh= k x |∆l|

Trong đó:

+ Fdh: Lực đàn hồi.

+ K: Hệ số đàn hồi của lò xo.

+ ∆l: Độ biến dạng của lò xo.

- Mời bạn đến nội dung tiếp theo của bài viết F là gì trong Vật lý. Đó là phần nội dung về lực ma sát.

Lực ma sát

- Lực ma sát là lực cản trở sự chuyển động. Lực này xuất hiện tại mặt tiếp xúc giữa 2 bề mặt vật chất. Lực ma sát chống lại sự thay đổi vị trí tương đối giữa 2 bề mặt.

- Lực ma sát có phương song song với bề mặt tiếp xúc. Đồng thời, nó có chiều ngược với chuyển động tương đối so với bề mặt tiếp xúc.

- Lực ma sát gồm:

+ Lực ma sát trượt.

+ Lực ma sát lăn.

+ Lực ma sát nghỉ.

- Công thức tính lực ma sát:

Fmst = μt x N

Trong đó:

+ Fmst: Lực ma sát trượt.

+ μt: Hệ số ma sát phụ thuộc vào bề mặt tiếp xúc của 2 vật.

+ N: Áp lực của hai vật.

- Khái niệm và công thức tính lực hướng tâm sẽ là phần nội dung tiếp theo của bài viết F là gì trong Vật lý. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

Lực hướng tâm

- Lực hướng tâm là lực tác dụng vào một vật chuyển động tròn đều, gây ra cho vật gia tốc hướng tâm. Lực này có phương trùng với đường thẳng nối vật và tâm quỹ đạo, chiều từ vật hướng vào tâm quỹ đạo.

- Công thức của lực hướng tâm:

Fht = m × aht = (m × v2)/r = m × ω2 × r

Trong đó:

+ Fht: Lực hướng tâm (N)

+ M: Khối lượng của vật (kg)

+ aht: Gia tốc hướng tâm (m/s2)

+ v: Tốc độ dài của vật chuyển động tròn đều (m/s)

+ r: Bán kính quỹ đạo tròn (m)

+ ω: Tốc độ góc của vật chuyển động tròn đều (rad/s)

3. Các loại lực ma sát

Lực ma sát là gì?

- Lực ma sát chuyển hóa động năng của chuyển động tương đối giữa các bề mặt thành dạng năng lượng khác. Nguyên nhân là do va chạm giữa các phân tử của 2 bề mặt gây ra chuyển động nhiệt. Hoặc có thể là thế năng dự trữ trong sự biến dạng của bề mặt. Hay đó chính là sự chuyển động của các electron được tích lũy 1 phần thành điện năng hoặc quang năng.

Lực ma sát trượt

* Lực ma sát trượt là lực ma sát sinh ra khi một vật chuyển động trượt trên một bề mặt. Bề mặt tác dụng lên vật tại chỗ tiếp xúc có một lực ma sát trượt cản trở chuyển động của vật trên bề mặt.

* Đặc điểm của lực ma sát trượt:

- Điểm đặt lên vật sát bề mặt tiếp xúc.

- Phương song song với bề mặt tiếp xúc.

- Chiều ngược chiều với chiều chuyển động tương đối so với bề mặt tiếp xúc.

- Công thức: Fmst = µt N

Trong đó:

+ Fmst: Độ lớn của lực ma sát trượt (N)

+ µt: Hệ số ma sát trượt

+ N: Độ lớn áp lực (N)

Lực ma sát nghỉ

* Lực ma sát nghỉ được xuất hiện ở hai vật tiếp xúc với nhau do bề mặt tiếp xúc tác dụng lên vật khi có ngoại lực. Từ đó giúp cho vật đứng yên nhất định trên bề mặt của 1 vật khác. Ngoại lực hoặc bề mặt tiếp xúc tác dụng sẽ làm vật có xu hướng chuyển động.

* Đặc điểm của lực ma sát nghỉ:

- Điểm đặt lên vật sát bề mặt tiếp xúc.

- Phương: Song song với bề mặt tiếp xúc.

- Chiều: Ngược chiều với lực của ngoại lực.

- Lực ma sát nghỉ cực đại

-Ta có:

+ Fmsn max: Lực ma sát cực đại (N)

+ µn: Hệ số ma sát nghỉ

+ µt: Hệ số ma sát trượt

*Lưu ý: Khi có nhiều lực tác dụng lên vật thì Ft chính là độ lớn của hợp lực của ngoại lực. Cùng ngoại lực song song với bề mặt tiếp xúc.

Lực ma sát lăn

- Lực ma sát lăn là lực ngăn cản sự lăn của các vật có hình tròn hay nói cách khác là cản trở chuyển động lăn, độ lớn lực ma sát lăn nhỏ hơn các lực ma sát động khác.

- Khi một vật lăn trên một vật khác, xuất hiện nơi tiếp xúc và cản trở chuyển động lăn. có đặc điểm như lực ma sát trượt.

-Lực nội ma sát của chất lỏng

- Lực nội ma sát của chất lỏng là lực cản trở giữa những lớp chuyển động của một chất lỏng. Nó còn có tên gọi khác là lực nhớt.

- Chất lỏng càng nhớt thì càng có độ đặc. Ví dụ mật ong sẽ có lực ma sát nhớt lớn hơn nhiều so với nước.

4. Vai trò của lực ma sát

- Nhờ vào bản chất của mình, mà lực ma sát có tác dụng giữ cố định các vật thể trong không gian: ví dụ giữ đinh trên tường, giúp con người cầm nắm chắc các vật thể.

- Trong chuyển động, lực ma sát giúp vào cua mà không bị trượt ngã.

- Trọng thực tiễn, lực ma sát được ứng dụng trong một số lĩnh vực như kỹ thuật đánh bóng, sơn mài,…

- Tuy nhiên, lực ma sát cũng gây ra hao tổn nhiên liệu trong các máy móc, gây ra nhiều điểm bất lợi khác trong thực tiễn của chúng ta, vì thế mà các nhà nghiên cứu phải tìm cách để giảm lực ma sát.

5. Làm thế nào để giảm lực ma sát?

- Lực ma sát tuy được ứng dụng trong cuộc sống rất nhiều, nhưng có rất nhiều điểm bất lợi và con người muốn giảm lực ma sát để giảm thiểu những tác hại do nó đem lại. Vậy làm thế nào để giảm lực ma sát, các bạn hãy thực hiện theo các cách sau:

+ Chuyển ma sát trượt thành ma sát lăn: Ví dụ như trong ổ bi đó là cách chuyển ma sát trượt thành ma sát lăn, giảm ma sát đáng kể và giảm khả năng bị bào mòn sản phẩm.

+ Giảm ma sát tĩnh: Khi đoàn tàu mới bắt đầu khởi động thì đầu tàu sẽ bị giật lùi và điều này giúp đầu tàu sẽ kéo từng toa và chỉ chống lực ma sát tĩnh của từng toa chứ không phải là ma sát tĩnh của cả đoàn tàu.

+ Thay đổi chất liệu/ vật liệu bề mặt: Việc thay đổi chất liệu bề mặt cũng có tác dụng giảm ma sát khá hiệu quả. Chẳng hạn dùng các chất bôi trơn như dầu mỡ đối với cá bề mặt rắn. Điều này sẽ giúp giảm hệ số ma sát, từ đó giảm khả năng hao mòn.

----------------------------------------

Như vậy chúng tôi đã giới thiệu các bạn tài liệu Hãy nêu các đặc điểm của 2 lực cân bằng? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 6, Giải bài tập môn Vật lý lớp 6, Giải vở bài tập Vật Lý 6, Tài liệu học tập lớp 6, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 6đề thi học kì 2 lớp 6 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Trà Chanh
    Trà Chanh

    😜😜😜😜😜😜😜😜

    Thích Phản hồi 18/05/22
    • Lê Thị Ngọc Ánh
      Lê Thị Ngọc Ánh

      quá hay

      Thích Phản hồi 18/05/22
      🖼️

      Gợi ý cho bạn

      Xem thêm
      🖼️

      Môn Vật Lý lớp 6

      Xem thêm