Tại sao người ta không dùng nước mà phải dùng rượu để chế tạo các nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ của không khí?
Tại sao người ta không dùng nước mà phải dùng rượu để chế tạo các nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ của không khí? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Tại sao người ta không dùng nước mà phải dùng rượu để chế tạo các nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ của không khí?
Câu hỏi: Tại sao người ta không dùng nước mà phải dùng rượu để chế tạo các nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ của không khí?
Lời giải:
Trái Đất có nhiều nơi nhiệt dưới 0 độ C, tại các nơi này, nước đã đóng băng nên không thể dùng nước để đo nhiệt độ của khí quyển. Trong khi đó, rượu co dãn vì nhiệt rất ổn định và rượu đông đặc ở nhiệt độ rất thấp là -117 độ C nên có thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của khí quyển.
Các nhiệt kế rượu có tên như vậy vì khi phát minh ra nó người ta dùng rượu, nhưng hiện nay thì tùy theo thang nhiệt độ khác nhau người ta dùng các hóa chất hữu cơ khác nhau (các hóa chất này phải không độc, có nhiệt độ sôi, đông đặc phù hợp và giãn nở theo nhiệt độ bình thường, VD một vài loại an đê hít hoặc ether)
1. Nhiệt độ không khí là gì?
Nhiệt độ không khí là mức độ nóng hoặc lạnh của không khí và còn là thước đo lường động năng trung bình của các phân tử trong không khí, được biểu thị bằng đơn vị hoặc độ được chỉ định trên thang đo chuẩn. Cụ thể hơn, nhiệt độ không khí mô tả động năng, hay năng lượng chuyển động của các khí tạo nên không khí. Khi các phân tử khí di chuyển nhanh hơn, nhiệt độ không khí sẽ tăng lên.
2. Tầm quan trọng của nhiệt độ không khí
Chúng ta không thể chối cãi rằng nhiệt độ không khí đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hằng ngày. Nhiệt độ không khí có sức ảnh hưởng khá lớn đối với sự sinh trưởng của cả thực vật và động vật, nhiệt độ càng ấm thì sự sinh trưởng sinh học càng được thúc đẩy nhanh hơn.
Bên cạnh đó, nhiệt độ còn tác động đến hầu hết các thông số liên quan tới thời tiết và dự báo thời tiết khác như độ ẩm tương đối, tốc độ bay hơi, tốc độ gió và hướng gió, cũng như các hiện tượng ngưng tụ khác như mưa, mưa đá và tuyết.
Đặc biệt đối với lĩnh vực nghiên cứu và dự báo thời tiết, nhiệt độ không khi, áp suất và mật độ không khí là 3 yếu tố quan trọng, liên quan mật thiết với nhau. Khi các phân tử khí nóng lên, chúng sẽ di chuyển nhanh hơn và va chạm nhiều hơn, điều này tạo ra áp lực không khí mạnh hơn - áp suất lớn hơn, đồng thời mật độ không khí cũng dày hơn. Vì vậy, các nhà nghiên cứu dễ dàng dự đoán thời tiết cho những ngày sắp tới.
3. Cách đo chính xác nhiệt độ không khí
Vậy các nhà nghiên cứu thời tiết đã đo nhiệt độ không khí như thế nào? Và Chúng ta có thể tự đo nhiệt độ không khí không? Chúng ta hoàn toàn có thể làm được điều đó, những thông tin sau đây sẽ giúp bạn đo nhiệt độ không khí một cách chính xác.
3.1. Dùng thiết bị gì để đo nhiệt độ không khí?
Nhiệt độ không khí có thể được đo bằng nhiệt kế, máy đo nhiệt độ không khí (cảm biến nhiệt độ không khí) hoặc máy đo độ ẩm không khí.
3.2. Đơn vị đo nhiệt độ không khí
Tương tự như nhiệt độ cơ thể con người, nhiệt độ không khí cũng được đo bằng những đơn vị như độ C hoặc độ F, tuy nhiên đơn vị đo tiêu chuẩn quốc tế để mô tả nhiệt độ không khí trong khoa hoặc là Kelvin. 0 độ Kelvin - số không tuyệt đối (xấp xỉ -273oC và -460oF) là nhiệt độ lạnh nhất và là mức nhiệt mà tất cả các phân tử khí đều ngừng chuyển động
3.3. Hướng dẫn cách đo nhiệt độ không khí
Các bước đo nhiệt độ dưới đây có thể áp dụng với mọi loại thiết bị để đo nhiệt độ không khí từ nhiệt kế truyền thống cho đến các loại máy cảm biến nhiệt độ kỹ thuật.
- Đầu tiên, để đo nhiệt độ không khí, chúng ta buộc phải để nhiệt kế ở nơi râm mát được che chắn cẩn thận, tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời hoặc những khi trời mưa. Điều này tránh cho việc kết quả cuối cùng sau khi thực hiện phép đo bị cao hơn bình thường, cũng như hư hại đến thiết bị đo.
- Đặt cách mặt đất từ 1.5m đến 2m. Nếu để thiết bị đo quá thấp sẽ dẫn đến việc thiết bị thu được nhiệt độ dư từ mặt đất, còn nếu đặt quá cao sẽ làm cho nhiệt độ thu được thấp hơn bình thường vì càng lên cao không khí càng lạnh do sự làm lạnh tự nhiên của khí quyển.
- Hãy đặt thiết bị ở nơi không khí lưu thông tốt, khống có giá mạnh. Việc này giúp duy trì sự cân bằng nhiệt độ xung quanh thiết bị với môi trường xung quanh. Tốt nhất là ở những nơi thoáng đãng, không có vật cản chặn thiết bị như tòa nhà, cây cối.
- Nên đặt thiết bị lên bề mặt cỏ hoặc những nơi bụi bẩn sần sùi. Điều này nghe có vẻ vô lý, nhưng thật ra bê tông hoặc mặt đường hấp thu và bức xạ lượng nhiệt nhiều hơn cỏ. Đây cũng là lý do tại sao ở trong các thành phố thường nóng hơn so với những vùng ngoại ô, vùng nông thôn. Nên đặt thiết bị cách ít nhất 30m so với bất cứ bề mặt gạch lát, mặt đường hay bê tông để tránh việc xảy ra sai số.
3.4. Hướng dẫn tính nhiệt độ không khí trung bình ngày, tháng, năm
Để có thể tính được nhiệt độ không khí trung bình theo ngày thì bạn cần thực hiên phép đo và lưu giữ thông số nhiệt độ ít nhất 3 – 4 lần/ 1 ngày. Nếu bạn có thể thực hiện mỗi giờ một lần sẽ giúp thông số chính xác hơn, tuy nhiên điều này gấy mất thời gian và không cần thiết. Dưới đây là cách tính nhiệt độ không khí trung bình:
Cách tính nhiệt độ trung bình
- Dụng cụ: nhiệt kế.
- Phương pháp:
+ Để nhiệt kế trong bóng râm, cách mặt đất 2m
+ Đo 3 lần 1 ngày (5 giờ, 13 giờ, 21 giờ).
- Một số công thức tính nhiệt độ:
+ Nhiệt độ trung bình ngày = Tổng nhiệt độ các lần đo trong ngày/ số lần đo.
+ Nhiệt độ trung bình tháng = Tổng nhiệt độ trung bình của các ngày trong tháng/số ngày.
+ Nhiệt độ trung bình năm = Tổng nhiệt độ trung bình 12 tháng/12.
----------------------------------------
Như vậy chúng tôi đã giới thiệu các bạn tài liệu Tại sao người ta không dùng nước mà phải dùng rượu để chế tạo các nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ của không khí. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 6, Giải bài tập môn Vật lý lớp 6, Giải vở bài tập Vật Lý 6, Tài liệu học tập lớp 6, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 mới nhất được cập nhật.