Khi đo độ dài đi bộ của bà em trên một quãng đường dài 50m em sẽ đo khoảng thời gian

VnDoc xin giới thiệu bài Khi đo độ dài đi bộ của bà em trên một quãng đường dài 50m em sẽ đo khoảng thời gian được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Khi đo độ dài đi bộ của bà em trên một quãng đường dài 50m em sẽ đo khoảng thời gian

  1. Từ lúc bà xuất phát tới khi bà về đích
  2. Từ lúc bà đi được 1 bước tới khi bà về tới đích
  3. Bà đi được bộ được 25m rồi nhân đôi
  4. Bà đi bộ 100m rồi chia đôi

Lời giải:

Chọn A. Từ lúc bà xuất phát tới khi bà về đích

Giải thích:

Tốc độ đi mỗi đoạn đường nhỏ trên quãng đường dài không đều nên sẽ có lúc đi nhanh, lúc đi chậm nên là để đo được chính xác khoảng thời gian thì nên đo từ lúc bà xuất phát đến khi bà về tới đích.

1. Tìm hiểu về thời gian và đo đạc

* Thời gian

Thời gian là một khái niệm để diễn tả trình tự xảy ra của các sự kiện, biến cố và khoảng kéo dài của chúng. Thời gian được xác định bằng số lượng các chuyển động của các đối tượng có tính lặp lại (sự lượng hóa các chuyển động lặp lại) và thường có một thời điểm mốc gắn với một sự kiện nào đó (cần lưu ý nếu khái niệm chỉ đơn thuần như trên thì không có cơ sở logic để khẳng định thời gian chỉ có một chiều).

* Đo đạc

Thời gian được tính bằng năm, tháng, tuần, ngày, giờ, phút, giây, Đêm. Trong đó, đơn vị cơ sở là "ngày", một ngày được chia làm 24 giờ (12 canh giờ - cách tính thường sử dụng thời xưa), 1 giờ chia thành 60 phút, 1 tuần gồm 7 ngày, 1 tháng bao gồm 28 đến 31 ngày tùy thuộc vào tháng trong năm,...

Các đơn vị thời gian thông dụng khác được định nghĩa dựa trên khái niệm giây như sau:

+ Một phút có 60 giây

+ Một giờ có 60 phút

+ Một ngày có 24 giờ

+ Một tuần có 7 ngày

+ Một tháng có 4 tuần + 0, 1, 2, 3 ngày, (trung bình 30,4.. ngày)

+ Một năm là khoảng thời gian trung bình của một chu kỳ Trái Đất quay quanh Mặt Trời, gồm có 12 tháng, hoặc 52 tuần 1 ngày, hoặc 365 ngày và 6 giờ.

2. Mục tiêu khi thực hành đo thời gian

- Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về thời gian của một hoạt động.

- Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo thời gian.

- Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng thời gian trước khi đo; ước lượng được thời gian trong một số trường hợp đơn giản.

- Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo thời gian bằng đồng hồ và nêu được cách khắc phục thao tác sai đó.

- Đo được thời gian của một hoạt động bằng đồng hồ.

3. Đơn vị và dụng cụ đo thời gian

- Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là giây, kí hiệu là s.

- Các ước số và bội số của đơn vị giây ta thường gặp là: giờ, phút, ngày, tuần, tháng,…

- Quy đổi đơn vị thời gian:

1 phút = 60 giây

1 giờ = 60 phút

1 ngày = 24 giờ

- Để đo thời gian người ta dùng đồng hồ. Có nhiều loại đồng hồ khác nhau như: đồng hồ đeo tay, đồng hồ treo tường, đồng hồ để bàn, đồng hồ điện tử, đồng hồ bấm giây,

4. So sánh một số dụng cụ đo thời gian


Loại công cụ đo thời gian

Tiện ích

Hạn chế

Đồng hồ Mặt trời

Giúp con người xa xưa biết được thời gian khi chưa có nhiều dụng cụ đo hiện đại như ngày nay.

Chiếc đồng hồ này không thể chỉ giờ vào những ngày âm u hay vào ban đêm. Nó cũng không chính xác vì mặt trời ở những góc khác nhau vào các thời điểm khác nhau trong năm; giờ có thể ngắn hơn hoặc dài hơn tùy thuộc vào mùa.Rất cồng kềnh.

Đồng hồ cát

Giúp con người đo được khoảng thời gian nhất định nào đó. Hiện nay có thể dùng làm món quà ý nghĩa tặng người khác.

Độ chính xác không cao

Đồng hồ điện tử

Độ chính xác cao, sai số ít, ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Nhỏ, gọn dễ sử dụng

Sau một thời gian dùng sẽ phải thay pin và chỉnh lại đồng hồ đo.

5. Các bước đo thời gian

Khi đo thời gian của một hoạt động ta cần thực hiện các bước sau:

- Bước 1: Ước lượng khoảng thời gian cần đo

- Bước 2: Chọn đồng hồ phù hợp

- Bước 3: Hiệu chỉnh đồng hồ đúng cách trước khi đo

- Bước 4: Thực hiện đo thời gian bằng đồng hồ

- Bước 5: Đọc và ghi kết quả

----------------------------------------

Như vậy chúng tôi đã giới thiệu các bạn tài liệu Khi đo độ dài đi bộ của bà em trên một quãng đường dài 50m em sẽ đo khoảng thời gian. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 6, Giải bài tập môn Vật lý lớp 6, Giải vở bài tập Vật Lý 6, Tài liệu học tập lớp 6, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 6đề thi học kì 2 lớp 6 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 14
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Xuka
    Xuka

    ✌✌✌✌✌✌✌✌✌

    Thích Phản hồi 19/05/22
    • Nguyễnn Hiềnn
      Nguyễnn Hiềnn

      quá hay

      Thích Phản hồi 19/05/22

      Môn Vật Lý lớp 6

      Xem thêm