Có bao nhiêu cách đo thể tích chất lỏng?

Chúng tôi xin giới thiệu bài Có bao nhiêu cách đo thể tích chất lỏng? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Có bao nhiêu cách đo thể tích chất lỏng?

Trả lời:

Có 6 cách đo thể tích chất lỏng

- Xi lanh chia độ

- Bình thuỷ tinh hoặc bình tam giác

- Pipet thuỷ tinh hoặc pipet nhựa

- Buret thuỷ tinh

- Sử dụng bình, chai, lọ

- Sử dụng cân trọng lượng

Định nghĩa chất lỏng

Một chất lỏng là một trong những trạng thái vật chất . Các hạt trong một chất lỏng có thể tự do chảy, như vậy trong khi một chất lỏng có định lượng , nó không có một hình dạng nhất định. Chất lỏng bao gồm các nguyên tử hoặc phân tử được nối với nhau bằng trái phiếu giữa các phân tử.

Ví dụ về các chất lỏng

Tại phòng nhiệt độ , ví dụ về các chất lỏng bao gồm nước, thủy ngân , dầu thực vật , ethanol. Thủy ngân là nguyên tố kim loại duy nhất mà là một chất lỏng ở nhiệt độ phòng , mặc dù franxi, cesium, gali, và rubidi hóa lỏng nhiệt độ tại hơi cao. Ngoài thủy ngân, yếu tố chất lỏng duy nhất ở nhiệt độ phòng là brom. Chất lỏng có nhiều nhất trên Trái Đất là nước.

Những cách đo thể tích chất lỏng

Tùy vào mục đích và độ chính xác cao hay thấp mà chúng ta có thể sử dụng các dụng cụ sau để đo thể tích chất lỏng bất kỳ gồm:

Xi lanh chia độ

Xi lanh là có hình dáng là một hình trụ với vạch chia độ được đánh dấu trên mặt của chúng. Xi lanh có độ chính xác tương đối cao và chỉ đo được thể tích của chất lỏng với số lượng nhỏ.

- Nếu ống xi lanh có dung tích là 10ml có chia độ thì độ chính xác đến 0,1 ml.

- Xi lanh chia độ được sản xuất với các kích cỡ khác nhau từ 5ml đến 2000ml.

- Xi lanh thường làm bằng nhựa, có 1 pít tông bên trong để hút và đẩy chất lỏng.

- Xi lanh là dụng cụ y tế phổ biến, dùng để tiêm thuốc vào cơ thể người hoặc được sử dụng trong các phòng lab thí nghiệm hóa học, sinh học.

Bình thủy tinh hoặc bình tam giác

Hình tam giác hay còn được gọi là bình bình erlen là một trong những dụng cụ thí nghiệm giúp đo và xác định thể tích dung dịch phổ biến nhất.

Chúng thường chính xác trong khoảng 5%. Bình định mức, được thiết kế để có độ chính xác cao hơn, thường có độ chính xác trong khoảng 0,05%.

Công dụng của bình tam giác là xác định chính xác thể tích của dung dịch cần để thực hiện các phản ứng hóa học.

Pipet thủy tinh hoặc Pipet nhựa

Pipet là những ống mảnh được làm bằng nhựa hoặc thủy tinh. Dụng cụ này có thể đo thể tích xác định trước như 25ml hoặc 10ml.

Chúng thường có độ chính xác trong khoảng 0,02ml

Khi bạn bóp bầu cao su trên pipet, lực hút từ bầu giãn nở sẽ hút chất lỏng vào pipet. Nguyên tắc hoạt động giống như hút chất lỏng qua ống hút, nhưng không có nguy cơ phải tiếp xúc miệng với dụng cụ thủy tinh.

Buret thủy tinh

Buret có hình dáng là một ống thủy tinh hình trụ với vạch chia độ được sơn ở bên cạnh, nhưng chúng có một van ở đáy (gọi là “khóa vòi”) cho phép chất lỏng chảy ra dưới đáy.

Chúng thường có độ chính xác trong khoảng 0,01ml. Buret có sẵn với các kích cỡ từ 10ml đến 100ml.

Bình, chai, lọ

Ngoài ra, chúng ta có thể đo thể tích chất lỏng bằng các loại bình, chai, lọ có quy định sẵn thể tích, tuy nhiên độ chính xác không cao bằng các dụng cụ như xi lanh, pipet, bình tam giác.

Ví dụ 1 chai nước ngọt trà xanh không độ nếu các bạn cho đầy nước vào sẽ có thể tích là 500ml. Nhưng cách này chỉ đo được thể tích tối đa và không xác định được thể tích bất kỳ.

Sử dụng cân trọng lượng

Đây là cách mà ít người biết đến, chúng ta có thể dùng cân trọng lượng để xác định được thể tích của bất kỳ chất lỏng nào.

Công thức tính như sau: Nếu trọng lượng chất lỏng là 200g thì thể tích của chất lỏng là 200ml.

1kg = 1000ml.

Đơn vị đo thể tích chất lỏng

Có nhiều đơn vị đo thể tích chất lỏng gồm:

- Đơn vị mililit ký hiệu là ml: Dùng để đo thể tích chất lỏng với độ chính xác cao.

- Đơn vị lít ký hiệu là L: Là đơn vị phổ biến nhất để xác định thể tích của dung dịch hay chất lỏng.

- Đơn vị mét khối ký hiệu là m3: Dùng để đo thể tích chất lỏng có số lượng lớn.

Công thức quy đổi các đơn vị đo thể tích chất lỏng

- 1L = 1000ml

- 1ml = 0,0001L

- 1m3 = 1000l

Cách đo thể tích chất lỏng.

Để đo thể tích chất lỏng, ta thực hiện các bước sau:

- Bước 1: Ước lượng thể tích cần đo.

- Bước 2: Chọn bình chia độ có giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) phù hợp

- Bước 3: Đặt bình chia độ thẳng đứng

- Bước 4: Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình.

- Bước 5: Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng. cm3

----------------------------------------

Như vậy chúng tôi đã giới thiệu các bạn tài liệu Có bao nhiêu cách đo thể tích chất lỏng? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 6, Giải bài tập môn Vật lý lớp 6, Giải vở bài tập Vật Lý 6, Tài liệu học tập lớp 6, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 6đề thi học kì 2 lớp 6 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 10
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gấu Bông
    Gấu Bông

    cho xin bài trắc nghiệm vật lý 6 bài 12

    Thích Phản hồi 18/05/22
    • Su kem
      Su kem

      😋😋😋😋😋

      Thích Phản hồi 18/05/22

      Môn Vật Lý lớp 6

      Xem thêm