Làm thế nào để biết đang có lực tác dụng vào vật hay không? Lấy ví dụ minh họa cho mỗi trường hợp
Làm thế nào để biết đang có lực tác dụng vào vật hay không? Lấy ví dụ minh họa cho mỗi trường hợp được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Làm thế nào để biết đang có lực tác dụng vào vật hay không?
Câu hỏi: Làm thế nào để biết đang có lực tác dụng vào vật hay không? Lấy ví dụ minh họa cho mỗi trường hợp
Trả lời:
Để biết có lực tác dụng vào vật hay không, ta cần chú ý quan sát những hiện tượng sau:
Những sự biến đổi của chuyển động.
Ví dụ: Thùng hàng đang đứng yên thì chuyển động do tác dụng lực kéo của người.
Những sự biến dạng
Ví dụ: Lò xo bị dãn dài ra do tác dụng của lực kéo.
1. Lực là gì?
- Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia. Tác dụng đẩy hay kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
- Lực được mô tả như đại lượng kéo hoặc đẩy một vật, làm cho vật có khối lượng thu một gia tốc. Trong vật lý học, lực là bất kỳ ảnh hưởng nào làm một vật thể chịu sự thay đổi, hoặc là ảnh hưởng đến chuyển động, hướng của nó hay cấu trúc hình học của nó.
- Lực là nguyên nhân làm cho một vật có khối lượng thay đổi vận tốc của nó (bao gồm chuyển động từ trạng thái nghỉ), tới chuyển động có gia tốc, hay làm biến dạng vật thể, hoặc cả hai. Lực cũng có thể được miêu tả bằng những khái niệm trực giác như sự đẩy hoặc kéo. Lực là đại lượng vectơ có độ lớn và hướng. Trong hệ đo lường SI nó có đơn vị là newton và ký hiệu là F.
Ví dụ:
- Dùng tay nâng tạ
- Dùng chân đá bóng
Phân loại
- Lực gồm 2 loại:
+ Lực tương tác trực tiếp: như lực đẩy, kéo, lực đàn hồi…
+ Lực tương tác không trực tiếp: như lực hút của trái đất (trọng lực), lực hút của nam châm lên thanh sắt…
2. Những kết quả của tác dụng lực
- Lực tác dụng lên một vật có thể làm cho vật đó bị biến đổi chuyển động hoặc bị biến dạng hoặc cả hai (tức vừa làm cho vật bị biến đổi chuyển động và vừa bị biến dạng).
Ví dụ: Khi các cầu thủ đá bóng, chân họ tác dụng lên quả bóng một lực vừa làm cho quả bóng bị biến dạng, vừa làm quả bóng chuyển động theo một hướng khác.
Lưu ý:
- Lực có tác dụng làm biến đổi chuyển động (ngay cả khi vật đang đứng yên, khi chịu tác dụng của một lực nó bắt đầu chuyển động, thì cũng nói là lực làm biến đổi chuyển động của vật). Nhưng lực không gây ra chuyển động (khi vật đang chuyển động mà không chịu tác dụng của lực nào thì vật vẫn tiếp tục chuyển động thẳng đểu).
- Trong một số trường hợp lực không gây ra chuyển động mà chỉ làm vật biến dạng.
3. Ví dụ về lực tác dụng vào vật làm thay đổi hướng của lực
- Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng.
- Ví dụ về lực tác dụng lên vật làm thay đổi tốc độ của vật:
+ Lực do tay bóp phanh làm xe đạp đang chuyển động phải dừng lại.
+ Lực do tay búng vào hòn bi làm hòn bi đang đứng yên lăn trên sàn nhà.
- Ví dụ về lực tác dụng lên vật làm thay đổi hướng chuyển động của vật:
+ Lực từ bức tường làm thay đổi hướng chuyển động của quả bóng
+ Lực từ chân cầu thủ tác dụng vào quả bóng đang chuyển động làm thay đổi hướng bay của nó.
- Lực làm vật biến đổi chuyển động:
+ Dùng chân đá trái banh. Lực của chân ta đã làm trái banh đang đứng yên thì bắt đầu chuyển động.
+ Khi chơi bắn bi, viên bi đang nằm yên trên mặt đất thì chịu tác dụng lực của tay ta làm nó biến đổi chuyển động.
----------------------------------------
Như vậy chúng tôi đã giới thiệu các bạn tài liệu Làm thế nào để biết đang có lực tác dụng vào vật hay không? Lấy ví dụ minh họa cho mỗi trường hợp. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 6, Giải bài tập môn Vật lý lớp 6, Giải vở bài tập Vật Lý 6, Tài liệu học tập lớp 6, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 mới nhất được cập nhật.