Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đặc điểm của lực đàn hồi

Chúng tôi xin giới thiệu bài Đặc điểm của lực đàn hồi được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Lực đàn hồi của lò xo có đặc điểm gì?

Trả lời

- Lò xo là một vật đàn hồi. Sau khi chúng ta tác động như nén hoặc kéo dãn nó một cách vừa phải, khi buông ra thì chiều dài nó sẽ lại trở thành như ban đầu hay còn được gọi là chiều dài tự nhiên.

- Sự biến dạng của lò xo tác dụng lực đàn hồi lên các vật tiếp xúc hoặc vật gắn vào hai đầu của nó.

- Khi độ biến dạng của lò xo càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn.

Lực đàn đàn hồi của lò xo có đặc điểm:

TH1: Khi lò xo bị kéo dãn

Lực đàn hồi xuất hiện ở hai đầu lò xo, có điểm đặt tại tay của người (hoặc vật tiếp xúc với lò xo), có phương trùng với trục của lò xo và có chiều hướng vào trong.

TH2: Khi lò xo bị nén

Lực đàn hồi xuất hiện ở hai đầu lò xo, có điểm đặt tại tay (hoặc vật tiếp xúc với hai đầu lò xo), có phương trùng với trục của lò xo, có chiều hướng ra ngoài.

1. Lực đàn hồi là gì?

Lực đàn hồi được sinh ra khi vật đàn hồi bị biến dạng. Vật đàn hồi thường rất đa dạng; Có thể là dây chun, lò xo hoặc cũng có thể là một đoạn dây cao su.

Nếu vật đàn hồi là lò xo, thì lực tác dụng khi lò xo bị biến dạng tác dụng vào quả nặng được treo gọi là lực đàn hồi.

2. Đặc điểm tính chất lực đàn hồi

Xét lại ví dụ vật đàn hồi là lò xo ta có được một vài nhận xét sau:

- Lò xo là một vật đàn hồi. Sau khi chúng ta tác động như nén hoặc kéo dãn nó một cách vừa phải, khi buông ra thì chiều dài nó sẽ lại trở thành như ban đầu hay còn được gọi là chiều dài tự nhiên.

Sự biến dạng của lò xo tác dụng lực đàn hồi lên các vật tiếp xúc hoặc vật gắn vào hai đầu của nó.

- Khi độ biến dạng của lò xo càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn.

Độ biến dạng của lò xo phụ thuộc vào chủ yếu chất liệu của lò xo nên có thể quyết định được độ lớn của lực đàn hồi.

3. Lực đàn hồi phụ thuộc vào yếu tố nào

Lực đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng của vật đàn hồi. Còn độ biến dạng của vật đàn hồi phụ thuộc chủ yếu vào chất liệu cấu thành lên nó. Tuy nhiên, để mở rộng thêm thì chúng ta xét vật đàn hồi là lò xo để có thêm một số nhận xét sau đây:

- Lò xo chỉ dãn nếu các vòng của nó được quấn một cách đều đặn. Nếu chúng ta vô tình kéo dãn lò xo ra khỏi giới hạn đàn hồi của nó, hay nói cách khác kéo các vòng bị biến dạng không đều nhau thì thí nghiệm về lực đàn hồi sẽ thất bại

- Tính đàn hồi của lò xo phụ thuộc vào vật liệu làm lò xo. Thép và đồng có tính đàn hồi khá tốt nên trong thực tế đây là hai chất liệu được dùng chủ yếu làm lò xo.

4. Ví dụ lực đàn hồi trong cuộc sống

Lực đàn hồi được ứng dụng trong đời sống qua một số công cụ sau:

- Cánh cung

- Dàn dây đàn hồi cho các vận động viên nhào lộn

- Cầu bật cho các vận động viên nhảy đà

- Lò xo trong các loại súng hơi

- Ná cao su – trò chơi của trẻ em

- Lò xo giảm xóc ở xe máy

- Nhịp đàn hồi ở các bánh xe, ô tô, tàu hỏa, đệm mút của giường nằm, ghế ngồi xe ô tô

Ngoài lợi ích to lớn của ứng dụng lực đàn hồi thì nó còn một tác hại: Khi xe bị xóc, lực đàn hồi làm cho yên xe dao động liên tục, vì vậy người ta phải có hệ thống làm triệt tiêu bớt cái lực này để làm giảm bớt dao động cho người ngồi trên xe, khỏi gây ra cảm giác khó chịu cho người trên xe

5. Bài tập trắc nghiệm vật lý 6 về lực đàn hồi

Câu 1: Điền vào chỗ trống trong các câu sau: Cánh cung là một vật có tính chất đàn hồi. Khi nó bị …, nó sẽ tác dụng vào hai đầu dây cung hai lực đàn hồi. Hai lực này cùng lúc sẽ tác dụng vào dây cung, chúng có cùng phương, ngược chiều và đó là hai lực cân bằng.

  1. Trọng lượng
  2. Lực cân bằng
  3. Biến dạng
  4. Vật có tính chất đàn hồi

Đáp án: C. Biến dạng

Cánh cung là một vật có tính chất đàn hồi. Khi nó bị biến dạng, nó sẽ tác dụng vào hai đầu dây cung hai lực đàn hồi. Hai lực này cùng lúc sẽ tác dụng vào dây cung, chúng có cùng phương, ngược chiều và là hai lực cân bằng.

Câu 2: Lực nào dưới đây là lực đàn hồi?

  1. Trọng lực của một quả nặng.
  2. Lực hút của nam châm lên tấm sắt.
  3. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp.
  4. Lực kết dính của tờ giấy dán trên bảng.

Đáp án: C. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp.

Câu 3: Vật nào dưới đây có tính chất đàn hồi:

  1. Một cục đất sét
  2. Một hòn đá
  3. Một đoạn dây đồng nhỏ
  4. Một quả bóng cao su

Đáp án: D. Một quả bóng cao su

Câu 4: Lực nào dưới đây là lực đàn hồi?

  1. Trọng lực của một quả nặng
  2. Lực hút của một nam châm tác dụng lên một miếng sắt
  3. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp
  4. Lực kết dính giữa một tờ giấy dán trên bảng với mặt bảng.

Đáp án: C. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp

Câu 5. hãy tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống sau:

a) Khi độ biến dạng tăng gấp đôi thì lực đàn hồi (1)...

b) Khi độ biến dạng tăng gấp ba thì lực đàn hồi (2) ...

Lời giải:

a) Khi độ biến dạng tăng gấp đôi thì lực đàn hồi tăng gấp đôi.

b) Khi độ biến dạng tăng gấp ba thì lực đàn hồi tăng gấp ba.

* Câu C6 trang 32 SGK Vật Lý 6: Hãy trả lời câu hỏi nêu ở đầu bài: Một sợi dây cao su và một lò xo có tính chất nào giống nhau?

Lời giải:

- Tính chất giống nhau là chúng đều có tính đàn hồi.

> Có thể em chưa biết:

+ Lò xo chỉ dãn đều nếu các vòng của nó được quấn đều đặn. Nếu kéo dãn một vài vòng của lò xo quá mức thì nó sẽ không dãn đều nữa.

+ Tính đàn hồi của lò xo phụ thuộc vào vật liệu làm lò xo. Thép và đồng thay đàn hồi rất tốt, nên lò xo thường được làm bằng thép hoặc đồng thau. Sắt và đồng đỏ đàn hồi rất kém nên không thể dùng chúng làm lò xo được.

+ Nếu kéo dãn lò xo bằng một lực quá lớn thì lò xo sẽ bị mất tính đàn hồi. Người ta nói là lò xo bị "mỏi". Lúc đó, nếu thôi không kéo dãn, chiều dài của lò xo sẽ không thể trở lại bằng chiều dài tự nhiên của nó được nữa.

----------------------------------------

Như vậy chúng tôi đã giới thiệu các bạn tài liệu Đặc điểm của lực đàn hồi. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 6, Giải bài tập môn Vật lý lớp 6, Giải vở bài tập Vật Lý 6, Tài liệu học tập lớp 6, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 6đề thi học kì 2 lớp 6 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
14
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Nấm lùn
    Nấm lùn

    có bài trắc nghiệm liên quan k ad?

    Thích Phản hồi 18/05/22
    • Heo con ngốc nghếch
      Heo con ngốc nghếch

      😅😅😅😅😅

      Thích Phản hồi 18/05/22
      🖼️

      Gợi ý cho bạn

      Xem thêm
      🖼️

      Môn Vật Lý lớp 6

      Xem thêm