Khối lượng là gì?
Chúng tôi xin giới thiệu bài Khối lượng là gì? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Khối lượng là gì?
Câu hỏi: Khối lượng là gì?
Trả lời:
- Khối lượng
+ Là sức nặng của vật trên mặt đất.
+ Là khối lượng của vật nào có tỷ lệ tương đương lực hấp dẫn của vật đó lên các vật khác
+ Là chỉ số về lượng vật chất tạo thành vật thể.
1. Đơn vị đo khối lượng
- Đơn vị đo khối lượng thường dùng là kilogram (kg) và gam (g) có kí hiệu là m
- Ngoài ra, người ta cũng hay sử dụng gam, tấn, tạ để làm đơn vị đo khối lượng. 1000 g = 1 kg, 1 tạ = 100 kg, 1 tấn = 1000 kg,…
Bảng đơn vị đo khối lượng:
- Bảng đơn vị đo khối lượng lấy đơn vị đo khối lượng kg (kg) là trung tâm để quy đổi ra các đơn vị khác hoặc ngược lại.
- Mỗi đơn vị đo khối lượng đều gấp 10 lần đơn vị bé hơn, liền nó.
- Cụ thể các đơn vị khối lượng như sau:
+ Đơn vị đo khối lượng Tấn – viết là “tấn” sau số khối lượng.
+ Đơn vị đo khối lượng Tạ – viết là “tạ” sau số khối lượng.
+ Đơn vị đo khối lượng Yến – viết là “yến” sau số khối lượng.
+ Đơn vị đo khối lượng Ki-lô-gam – viết là “kg” sau số khối lượng.
+ Đơn vị đo khối lượng Hec-tô-gam – viết là “hg” sau số khối lượng.
+ Đơn vị đo khối lượng Đề-ca-gam – viết là “dag” sau số khối lượng.
+ Đơn vị đo khối lượng Gam – viết là “g” sau số khối lượng.
- Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn ki-lô-gam, người ta thường dùng những đơn vị: tấn, tạ, yến.
- Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn gam, người ta thường dùng các đơn vị: đề-ca-gam, héc-tô-gam.
2. Dụng cụ đo khối lượng
- Dụng cụ được sử dụng để đo khối lượng là cân.
- Một số loại cân thường gặp đó là cân đòn, cân đồng hồ và cân y tế.
3. Tính chất của khối lượng
- Khối lượng của một vật là một đại lượng vật lý đặc trưng cho mức độ quán tính của vật đó.
- Vật có khối lượng lớn có sức ì lớn hơn và cần có lực lớn hơn để làm thay đổi chuyển động của nó
- Khối lượng của một vật cũng đặc trưng cho mức độ vật đó hấp dẫn các vật thể khác, theo định luật vạn vật hấp dẫn Newton.
4. Sự khác nhau giữa trọng lượng và khối lượng
- Khái niệm:
+ Trọng lượng là cường độ của trọng lực tác dụng lên vật đó, phụ thuộc vào khối lượng của vật và gia tốc trọng trường.
- Khối lượng
+ Là sức nặng của vật trên mặt đất.
+ Là khối lượng của vật nào có tỷ lệ tương đương lực hấp dẫn của vật đó lên các vật khác
+ Là chỉ số về lượng vật chất tạo thành vật thể.
- Khối lượng của một vật chỉ tính chất của vật đó nên ở bất cứ nơi đâu ngay cả môi trường chân không, dưới đáy đại dương hay vượt qua tầng đối lưu của trái đất thì khối lượng vâng không thay đổi. Trọng lượng thì lại khác với khối lượng, nó thường biến đổi và phụ thuộc vào khối lượng, gia tốc trọng trường. Xét trên một vật cụ thể thì khối lượng thường là cố định nên lúc này trọng lượng chỉ còn phụ thuộc vào gia tốc trọng trường.
5. Định luật bảo toàn khối lượng
- Khối lượng toàn phần của một hệ vật lý kín (xét trong một hệ quy chiếu cố định) là không đổi theo thời gian.
- Ví dụ: khi vật chất thường gặp phản vật chất, chúng sẽ bị biến thành các photon. Khối lượng toàn phần của hệ gồm vật chất thường và phản vật chất trước lúc gặp nhau bằng khối lượng toàn phần của các photon. Chú ý trong ví dụ này, khối lượng nghỉ cổ điển không bảo toàn, vì trước khi gặp nhau, vật chất và phản vật chất có khối lượng nghỉ lớn hơn không, còn sau khi gặp nhau, các photon có khối lượng nghỉ bằng 0.
----------------------------------------
Như vậy chúng tôi đã giới thiệu các bạn tài liệu Khối lượng là gì? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 6, Giải bài tập môn Vật lý lớp 6, Giải vở bài tập Vật Lý 6, Tài liệu học tập lớp 6, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 mới nhất được cập nhật.