Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Mẫu báo cáo bài 23: Thực hành đo nhiệt độ

Mẫu báo cáo bài 23: Thực hành đo nhiệt độ được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

I. Dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể

1. Dụng cụ

Nhiệt kế y tế (loại nhiệt kế thủy ngân)

Quan sát nhiệt kế y tế và điền vào chỗ trống trong các câu sau đây:

- C1. Nhiệt độ thấp nhất ghi trên nhiệt kế: 35oC

- C2. Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế: 42oC

- C3. Phạm vi đo của nhiệt kế: Từ 35oC đến 42oC

- C4. Độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế: 0,1oC

- C5. Nhiệt độ được ghi màu đỏ: 37oC

2. Tiến trình đo

- Kiểm tra thủy ngân đã tụt hết xuống bầu chưa, nếu còn trên ống vẩy mạnh cho thủy ngân tụt hết xuống bầu.

- Dùng bông y tế lau sạch thân và bầu nhiệt kế.

- Dùng tay phải cầm thân nhiệt kế, đạt bầu nhiệt kế và nách trái, kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt.

- Chờ khoảng 3 phút, rồi lấy nhiệt kế ra để đọc nhiệt độ.

- Đo nhiệt độ của mình và một bạn khác. Ghi kết quả đo vào bảng báo cáo thí nghiệm.

II. Theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian trong quá trình đun nước

1. Dụng cụ

Nhiệt kế dầu, cốc đựng nước (cốc bằng thủy tinh chịu nhiệt), đèn cồn, giá đỡ.

Quan sát nhiệt kế dầu và điền số liệu vào chỗ trống trong các câu sau:

- C6. Nhiệt độ thấp nhất ghi trên nhiệt kế: −30oC

- C7. Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế: 130oC

- C8. Phạm vi đo của nhiệt kế: Từ −30oC đến 130oC

- C9. Độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế: 1oC

2. Tiến trình đo

- Lắp dụng cụ như hình 23.1

- Ghi nhiệt độ của nước trước khi đun.

- Đốt đèn cồn để đun nước: Cứ 1 phút lại ghi nhiệt độ của nước vào bảng theo dõi nhiệt độ, tới phút thứ 10 thì tắt đèn cồn.

- Vẽ đồ thị

III. Mẫu báo cáo thực hành

1. Họ và tên học sinh:…………. Lớp:……………….

2. Ghi lại

a) 5 đặc điểm của nhiệt kế y tế

Hướng dẫn:

- Nhiệt độ thấp nhất ghi trên nhiệt kế là 35oC

- Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế là 42oC

- Giới hạn đo từ 35oC đến 42oC

- ĐCNN là 0,1oC

- Nhiệt độ được ghi màu đỏ là 37oC (nhiệt độ trung bình của cơ thể)

b) 4 đặc điểm của nhiệt kế dầu

Hướng dẫn:

- Nhiệt độ thấp nhất ghi trên nhiệt kế là −30oC

- Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế là 130oC

- Phạm vi đo của nhiệt kế từ −30oC đến 130oC

- Độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế là 1oC

3. Các kết quả đo

a) Đo nhiệt độ cơ thể người:

Người

Nhiệt độ

Bản thân

37oC

Bạn

36,9oC

b) Bảng theo dõi nhiệt độ của nước

Thời gian (phút)

Nhiệt độ (0oC)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

----------------------------------------

Như vậy chúng tôi đã giới thiệu các bạn tài liệu Mẫu báo cáo bài 23: Thực hành đo nhiệt độ . Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 6, Giải bài tập môn Vật lý lớp 6, Giải vở bài tập Vật Lý 6, Tài liệu học tập lớp 6, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 6đề thi học kì 2 lớp 6 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • mineru
    mineru

    ✌✌✌✌✌✌✌✌✌

    Thích Phản hồi 19/05/22
    • Bánh Quy
      Bánh Quy

      hay lắm

      Thích Phản hồi 19/05/22
      🖼️

      Gợi ý cho bạn

      Xem thêm
      🖼️

      Môn Vật Lý lớp 6

      Xem thêm