Giải thích hiện tượng sương mù

VnDoc xin giới thiệu bài Giải thích hiện tượng sương mù được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Giải thích hiện tượng sương mù?

Trả lời:

Sương mù là hiện tượng hơi nước trong khí quyển ngưng kết lại thành những hạt nước rất nhỏ lơ lửng trong không khí và làm giảm tầm nhìn của chúng ta.

Tuy nhiên sương mù không phải lúc nào cũng có thường xuyên. Về cơ bản sương mù muốn hình thành được phải thỏa mãn một số điều kiện sau:

- Ðộ ẩm tương đối của không khí phải cao.

- Nhiệt độ không khí tương đối thấp.

- Tốc độ gió yếu hoặc lặng gió.

Sương mù thường xuất hiện khi không khí từ mặt nước, ao, hồ, sông suối có độ ẩm tương đối lớn di chuyển tới vùng có nhiệt độ mặt đệm thấp hơn.

Tùy theo điều kiện hình thành của từng loại sương mù mà người ta chia sương mù thành một số loại sau:

- Sương mù bình lưu;

- Sương mù bức xạ;

- Sương mù bốc hơi;

- Sương mù frônt...

1. Tại sao vào mùa đông lại có sương mù?

Sương mù thường chỉ xuất hiện vào mùa đông. Khi hội tụ đầy đủ những yếu tố dưới đây thì sương mù sẽ xuất hiện:

- Độ ẩm trong không khí cao.

- Tốc độ gió yếu hoặc lặng gió.

- Nhiệt độ không khí trung bình tương đối thấp.

Sương mù xuất hiện chủ yếu khi không khí ở mặt nước ao, hồ, sông, suối... có độ ẩm lớn, luồng không khí này di chuyển tới vùng mặt đệm thấp hơn sẽ tạo thành những hạt nước vô cùng nhỏ. Những hạt nước nhỏ này càng nhiều thì những làn sương mù sẽ càng dày và nhiều.

Mùa đông là lúc mà nhiệt độ không khí trung bình là thấp hơn các mùa khác trong năm, độ ẩm trong không khí thì cao bởi không khí càng thấp thì độ ẩm càng cao. Vào mùa đông thì gió cũng không quá nhiều để làm thành bão như mùa thu, thường thì gió mùa đông thường yếu và có những ngày rất lặng gió.

2. Các loại sương mù điển hình

Sương mù bốc hơi

Sương mù bốc hơi được hình thành khi nhiệt độ ở mặt nước nhỏ hơn nhiệt độ của lớp không khí bên trên của nó; lúc này sự bay hơi hầu như không xảy ra do sức trương hơi nước trong lớp không khí bên trên nhỏ hơn sức trương hơi nước ở mặt nước và như vậy trạng thái bão hòa của hơi nước trong lớp không khí bên trên mặt nước không thể đạt được. Ngược lại, khi nhiệt độ của lớp không khí bên trên mặt nước nhỏ hơn nhiệt độ mặt nước thì sự bay hơi tiếp tục xảy ra. Khi độ ẩm không khí phía trên đã đạt đến trạng thái bão hòa, lượng hơi nước thừa ngưng kết tạo thành sương mù.

Sương mù bình lưu

Ðược hình thành khi khối không khí nóng di chuyển trên các mặt đệm trải dưới lạnh đi; khi đó trong khối không khí sẽ tạo thành một lớp nghịch nhiệt và sương mù được tạo thành từ mặt đất đến ranh giới của lớp nghịch nhiệt. Trong thực tế thì nguyên nhân hình thành sương mù loại này rất đa dạng, người ta phân ra làm 2 loại sương mù bình lưu chính như sau:

* Sương mù bình lưu nóng: Được xuất hiện trong trường hợp không khí bị lạnh đi khi mặt đệm lạnh hơn nó, đây là dạng phổ biến nhất của sương mù bình lưu, hình thành trong khối không khí nóng ẩm, như khối không khí nhiệt đới biển khi đi vào đất liền có nhiệt độ thấp hơn. Ở nước ta thường thấy sương mù loại này từ biển Ðông vào đất liền trong các tháng mùa lạnh.

* Sương mù bình lưu lạnh: Xuất hiện trên một khoảng nước khi có hơi nước bốc hơi từ mặt nước ấm vào không khí lạnh, trên đất liền có thể gặp sương mù bốc hơi từ lòng sông, hồ, ao...

Sương mù frônt

Ðây là loại sương mù xuất hiện trong trường hợp khi frônt nóng đi qua có mưa, nhờ sự bay hơi của các giọt nước mưa nên không khí gần mặt đất sẽ bão hòa, đồng thời áp suất giảm nhanh, không khí giãn nở đoạn nhiệt và lạnh đi, vì vậy hơi nước ở sát mặt đất dễ ngưng kết lại thành sương mù.

Sương mù bức xạ

Loại sương mù này thường xuất hiện trong lưỡi áp cao lạnh lục địa, xảy ra vào thời kỳ đầu và giữa mùa đông khi không khí tương đối ẩm, nhiệt độ thấp và trời quang mây. Thời gian xuất hiện thường xảy ra nửa đêm về sáng.

- Trong trường hợp lặng gió, sương mù bức xạ hình thành trong lớp không khí sát mặt đất (cách mặt đất từ 2-5 m) trên mặt nước và trong thung lũng.

- Khi tốc độ gió chỉ đạt khoảng 2-3m/s thì sương mù bức xạ phát triển thành một lớp dày hơn, có thể phát triển tới độ cao từ 100-150m.

- Sương mù bức xạ mặt đất thường tan đi cùng với lớp nghịch nhiệt ở lớp sát đất và thường không tồn tại được lâu khi mặt trời xuất hiện.

- Loại sương mù này hình thành theo từng nhóm, nếu có sương mù bức xạ trên cao có thể nó nhập vào với mây tầng thấp và nó sẽ tồn tại được lâu hơn.

----------------------------------------

Như vậy chúng tôi đã giới thiệu các bạn tài liệu Giải thích hiện tượng sương mù. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 6, Giải bài tập môn Vật lý lớp 6, Giải vở bài tập Vật Lý 6, Tài liệu học tập lớp 6, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 6đề thi học kì 2 lớp 6 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 136
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • ๖ۣۜSིT_ lười nghĩ
    ๖ۣۜSིT_ lười nghĩ

    💯💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 18/05/22
    • Anh nhà tui
      Anh nhà tui

      đúng nội dung cần tìm

      Thích Phản hồi 18/05/22

      Môn Vật Lý lớp 6

      Xem thêm