Thế nào là hai lực cân bằng?

VnDoc xin giới thiệu bài Thế nào là hai lực cân bằng? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Thế nào là hai lực cân bằng?

Câu hỏi: Thế nào là hai lực cân bằng?

  1. Hai lực cùng cường độ, có phương trên cùng một đường thẳng, ngược chiều và cùng tác dụng vào một vật.
  2. Hai lực cùng cường độ, có phương trên cùng một đường thẳng, cùng chiều và cùng tác dụng vào một vật.
  3. Hai lực cùng cường độ, có phương trên cùng một đường thẳng và ngược chiều.
  4. Hai lực cùng cường độ, cùng phương, cùng chiều và cùng tác dụng vào một vật.

Trả lời:

Đáp án đúng: A Hai lực cùng cường độ, có phương trên cùng một đường thẳng, ngược chiều và cùng tác dụng vào một vật.

Giải thích :

Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau có cùng phương, ngược chiều, cùng tác dụng vào một vật.

Ví dụ: Hai đội đang kéo co. Hai bạn đang gồng tay

1. Lực

Tác dụng đẩy hay kéo của vật này lên vật khác được gọi là lực. Thực tế, có rất nhiều loại lực khác nhau như lực đẩy, lực kéo, lực nâng, lực hút, lực uốn, lực nén, sát lực,… nhưng đều được gọi chung là lực và được ký hiệu là chữ F, đơn vị tính là N (Niuton).

Ví dụ về lực:

- Xe ngựa và người ngồi trên xe ngựa có thể chuyển động được nhờ ngựa kéo (Hay chính là lực kéo của ngựa).

- Gió thổi vào cánh buồm làm cho cánh buồm chuyển động. Khi đó, gió đã tác dụng một lực đầy lên cánh buồm.

Mỗi lực sẽ có phương, chiều và có độ lớn xác định. Lực tác dụng lên một vật có thể làm vật bị biến dạng hoặc làm biến đổi chuyển động của vật. Ví như sau:

- Dùng tay nén hai đầu của lò xo lại. Khi đó, ta thấy cả tay và lò xo đều bị biến dạng.

- Một quả bóng đang nằm trên mặt đất, ta dùng chân đá trái banh. Khi đó, lực tác dụng từ chân đã làm cho trái bánh đang đứng yên bắt đầu chuyển động. Hay khi đóng đinh vào tường, lực tác dụng từ tay làm cho chiếc đinh đang đứng yên chuyển động và cắm sâu vào tường,…

- Hay khi bạn ném một trái bóng vào tường. Lực tác dụng từ tay đến đã làm cho trái bóng thay đổi chuyển động và bị biến dạng.

2. Hai lực cân bằng

Trước khi tìm hiểu thế nào là hai lực cân bằng, chúng ta sẽ thực hiện thí nghiệm sau:

– Dụng cụ chuẩn bị:

+ Dây dài 15cm

+ Móc treo đứng

+ Một quả nặng hình cầu.

– Thực hiện thí nghiệm: Buộc dây vào quả nặng hình khối rồi treo lên móc.

– Kết quả: Quả nặng không rơi mà treo lơ lửng giữa không trung.

Vậy tại sao quả nặng lại không rơi? Nguyên nhân lý giải như sau:

+ Lực hút Trái Đất khiến cho quả nặng này có xu hướng rơi xuống đất.

+ Tuy nhiên, dây đã tác dụng một lực kéo để giữ cho vật không bị rơi xuống.

Khi đó, ta nói quả nặng hình khối đã chịu tác dụng của hai lực cân bằng. Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật đó vẫn đứng yên thì được gọi là hai lực cân bằng. Hai lực cân bằng có độ lớn như nhau, cùng phương, cùng tác dụng lên vật nhưng ngược chiều nhau.

Hệ quả: Một vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ tiếp tục đứng yên.

Vậy khái niệm hai lực cân bằng là:

- Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên, thì hai lực đó là hai lực cân bằng.

- Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật.

----------------------------------------

Như vậy chúng tôi đã giới thiệu các bạn tài liệu Thế nào là hai lực cân bằng?. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 6, Giải bài tập môn Vật lý lớp 6, Giải vở bài tập Vật Lý 6, Tài liệu học tập lớp 6, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 6đề thi học kì 2 lớp 6 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 7
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • hổ báo cáo chồn
    hổ báo cáo chồn

    😋

    Thích Phản hồi 20/05/22
  • Sếp trong nhà
    Sếp trong nhà

    hay lắm

    Thích Phản hồi 20/05/22

Môn Vật Lý lớp 6

Xem thêm