Hãy trình bày về phương và chiều của lực, lấy ví dụ
Hãy trình bày về phương và chiều của lực, lấy ví dụ được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Hãy trình bày về phương và chiều của lực
Câu hỏi: Hãy trình bày về phương và chiều của lực, lấy ví dụ
Trả lời:
- Mỗi lực đều có phương và chiều xác định
- Khi chịu tác dụng của một lực, nếu vật bị nén hay giãn theo phương và chiều nào thì thường lực đó cũng có phương và chiều đó.
- Khi chịu tác dụng của lực và vật bị biến đổi chuyển động (chuyển động nhanh dần, chậm dần hay đổi hướng…) thì tùy theo từng trường hợp cụ thể để ta xác định đúng phương và chiều của lực.
- Ví dụ:
+ Lực do lò xo lá tròn tác dụng lên xe lăn có phương gần song song với mặt bàn và có chiều đẩy ra
+ Lực do nam châm tác dụng lên quả nặng trong thí nghiệm hình có phương dọc theo trục của thanh nam châm, có chiều hướng từ quả nặng về phía nam châm.
1. Lực là gì?
- Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia. Tác dụng đẩy hay kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
- Lực được mô tả như đại lượng kéo hoặc đẩy một vật, làm cho vật có khối lượng thu một gia tốc. Trong vật lý học, lực là bất kỳ ảnh hưởng nào làm một vật thể chịu sự thay đổi, hoặc là ảnh hưởng đến chuyển động, hướng của nó hay cấu trúc hình học của nó.
Ví dụ:
- Dùng tay nâng tạ
- Dùng chân đá bóng
2. Phân loại lực
- Lực gồm 2 loại:
+ Lực tương tác trực tiếp: như lực đẩy, kéo, lực đàn hồi…
+ Lực tương tác không trực tiếp: như lực hút của trái đất (trọng lực), lực hút của nam châm lên thanh sắt…
3. Cách nhận biết lực
- Nếu một vật bị thay đổi về hình dạng hoặc thay đổi về chuyển động thì vật đó đã chịu tác dụng của lực.
- Khi vật chịu tác dụng của một hay nhiều lực, ta cần phải biết lực nào là lực hút, lực đẩy, lực nâng, lực kéo hay lực ép…
4. Hai lực cân bằng
Khái niệm
- Hai lực cân bằng là hai lực tác dụng lên cùng một vật, cùng phương (cùng nằm trên một đường thẳng), cùng độ lớn (cùng cường độ) nhưng ngược chiều.
- Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên thì hai lực đó là hai lực cân bằng.
Ví dụ:
- Khi hai đội kéo co mạnh ngang nhau, sợi dây đứng yên. Ta nói hai lực mà các đội kéo co tác dụng lên dây là hai lực cân bằng.
- Hai người A và B chơi đẩy gậy, nếu gậy vẫn đứng yên thì lực do tay của người A và người B cùng tác dụng lên gậy là hai lực cân bằng.
- Lực kéo dây điện trên hai đầu cột điện là hai lực cân bằng.
Cách xác định 2 lực cân bằng
Hai lực cân bằng là hai lực phải có đủ 4 yếu tố:
- Hai lực phải tác dụng lên cùng một vật.
- Phương của hai lực phải cùng nằm trên một đường thẳng.
- Chiều của hai lực phải ngược nhau.
- Độ lớn của hai lực phải bằng nhau.
Nếu thiếu 1 trong 4 yếu tố đó thì chúng không phải là hai lực cân bằng.
Lưu ý:
- Khi vật này tác dụng lực lên vật kia một lực thì đồng thời vật kia cũng tác dụng ngược lại lên vật này một lực (hai lực đó có cùng phương, cùng độ lớn và cũng ngược chiều nhưng tác dụng lên hai vật khác nhau nên hai lực này không phải là hai lực cân bằng).
- Không phải cứ hai vật chạm vào nhau thì mới tác dụng lực lên nhau mà có thể có trường hợp chúng không hề chạm vào nhau nhưng vẫn tác dụng được với nhau chẳng hạn như nam châm hút sắt.
----------------------------------------
Như vậy chúng tôi đã giới thiệu các bạn tài liệu Hãy trình bày về phương và chiều của lực, lấy ví dụ. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 6, Giải bài tập môn Vật lý lớp 6, Giải vở bài tập Vật Lý 6, Tài liệu học tập lớp 6, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 mới nhất được cập nhật.