Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hãy nêu công dụng của ròng rọc động

Chúng tôi xin giới thiệu bài Hãy nêu công dụng của ròng rọc động được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Hãy nêu công dụng của ròng rọc động

Trả lời

Công dụng của ròng rọc động:

Giúp kéo vật lên cao với 1 lực nhỏ hơn trọng lượng của lực; cường độ lực: F. Không được lợi về chiều,nhưng được lợi về lực. Ròng rọc động giúp chúng ta giảm được lực kéo vật và thay đổi hướng của lực tác dụng. Ví dụ: Trong xây dựng các công trình nhỏ, người công nhân thường dùng ròng rọc động để đưa các vật liệu lên cao.

1. Ròng rọc là gì?

Ròng rọc là một loại máy cơ được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Người ta sử dụng ròng rọc là để trợ lực nâng, kéo vật nặng lên cao hoặc hạ thấp xuống dễ dàng. Nhờ có ròng rọc mà có thể tiết kiệm hiệu quả cũng như chi phí nhân công mà còn không hao tốn sức lao động.

2. Cấu tạo của ròng rọc

Ròng rọc được cấu tạo từ 4 bộ phận chính:

- Bánh xe

- Trục chính

- Móc treo cố định

- Giá kế nối móc treo và trục bánh xe

Cấu tạo của ròng rọc khá đơn giản, là thiết bị nâng kéo sơ khai. Bao gồm một bánh xe có rãnh điều hướng sợi dây cáp hoặc có thể sử dụng dây thừng với khả năng chịu đựng sức nặng của vật cần kéo lớn.

Bánh xe này được quay quanh trục cố định được gắn với một móc treo.

3. Phân loại ròng rọc

Dựa vào cách sử dụng mà người ta chia ròng rọc thành 2 loại: ròng rọc cố định và ròng rọc động

- Ròng rọc cố định: là loại ròng rọc làm thay đổi hướng của lực tác động vào nó với cường độ của lực là F=P. Với ròng rọc cố định dù không được lợi về lực nhưng lại được lợi về chiều

- Ròng rọc động: để kéo vật lên cao với 1 lực nhỏ hơn trọng lượng của vật F

Ngoài ròng rọc còn có pa lăng giúp đổi hướng của lực và giảm bao nhiêu lần về lực nhưng thiệt về đường đi bấy nhiêu lần. Pa lăng gồm cả 2 loại ròng rọc nói trên. Bộ phận của một ròng rọc đơn giản là: khối trụ kim loại, giá đỡ, ròng rọc, dây kéo. Khi có số n ròng rọc động trên pa lăng thì sẽ lợi 1/2n lần về lực đồng thời thiệt 1/2n về đường đi.

4. Cách sử dụng ròng rọc

Ròng rọc là một bánh xe có rãnh có thể quay quanh một trục.

Khi nâng những vật nặng lên cao người ta có thể treo ròng rọc lên cao vắt dây qua rãnh của ròng rọc, buộc vật vào một đầu dây, muốn kéo vật lên thì phải kéo đầu dây kia xuống làm bánh xe quay tại chỗ. Ròng rọc được sử dụng theo cách này được gọi là ròng rọc cố định.

Khi nâng những vật nặng lên cao người ta có thể buộc cố định một đầu dây lên cao, luồn dây qua rãnh của ròng rọc, móc vật vào ròng rọc. Muốn kéo vật lên, thì phải kéo đầu dây kia lên làm bánh xe vừa quay, vừa chuyển động lên cùng vật. Ròng rọc được sử dụng theo cách này được gọi là ròng rọc động (Hình 16.2).

5. Sự ra đời và phát triển của Pa lăng

Từ thời xa xưa con người đã sử dụng các hệ thống ròng rọc đơn giản để nâng hạ các vật xung quanh, điển hình là kéo nước giếng và đến ngày nay ở một số nơi vẫn đang được sử dụng. Vào đầu thế kỷ thứ 3, một nhà phát minh người Hy Lạp tên là Archimedes đã phát minh ra chiếc ròng rọc đầu tiên trên thế giới, thiết kế của ông được dùng để chuyên chở tàu ra biển. Phát minh đầu tiên này có ý nghĩa rất quan trọng cho sự ra đời của các loại Pa lăng sau này. Theo thời gian, các thiết bị nâng hạ ngày càng phát triển hơn. Năm 1800 các loại Pa lăng xích và Pa lăng cáp bắt đầu được sử dụng phổ biến và đến năm 1900 thì chiếc Pa lăng điện đầu điên đã ra đời tại Đức.

Pa lăng được thiết kế như một sự kết hợp hoàn hảo giữa tất cả các bộ phận hoạt động ăn khớp với nhau, có độ bền hơn các thiết bị thô sơ, hiệu quả làm việc cũng cao hơn, nâng được các vật nặng có trọng lượng lớn hơn và chi phí cho các thiết bị này khá hợp lý. Tuy có tốn kém hơn việc sử dụng tời kéo nhưng sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa Pa lăng cũng đơn giản hơn.

Từ những thập niên 60 của thế kỷ trước, Palang được coi là một thiết kế đem lại nhiều lợi ích trong các lĩnh vực xây dựng, sản xuất sửa chữa máy móc, thiết bị công nghiệp hoặc trong các kho hàng, bến cảng,...

Ngày nay, hầu hết các loại Pa lăng được thiết kế để có thể hoạt động độc lập, tuổi thọ của máy cũng được cải thiện nhiều hơn có thể lên đến trên mười năm. Các loại Pa lăng phổ biến được sử dụng trong đời sống sản xuất cũng rất đa dạng:

- Pa lăng xích: Pa lăng xích kéo tay, Palang xích lắc tay hoặc Pa lăng xích điện.

- Pa lăng cáp điện

Các sản phẩm Pa lăng được rất nhiều công ty trên thế giới sản xuất với nhiều mẫu mã, chất lượng, giá cả khác nhau. Trên thị trường Việt Nam hiện nay có thể kể tên một số thương hiệu Pa lăng thông dụng nhất như: Daesan - Hàn Quốc, Nitto - Nhật Bản, Vital - Trung Quốc,... Mỗi sản phẩm của các thương hiệu đều có những đặc điểm riêng, dựa vào những ưu nhược điểm của từng loại khách hàng có thể cân nhắc để có lựa chọn đúng đắn, phù hợp nhất với mục đích sử dụng của mình.

----------------------------------------

Như vậy chúng tôi đã giới thiệu các bạn tài liệu Hãy nêu công dụng của ròng rọc động. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 6, Giải bài tập môn Vật lý lớp 6, Giải vở bài tập Vật Lý 6, Tài liệu học tập lớp 6, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 6đề thi học kì 2 lớp 6 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • ๖ۣۜSིT_ lười nghĩ
    ๖ۣۜSིT_ lười nghĩ

    ✌✌✌✌✌✌✌✌✌

    Thích Phản hồi 18/05/22
    • Thùy Chi
      Thùy Chi

      🥰🥰🥰🥰🥰🥰🥰🥰

      Thích Phản hồi 18/05/22
      🖼️

      Gợi ý cho bạn

      Xem thêm
      🖼️

      Môn Vật Lý lớp 6

      Xem thêm