Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đặc điểm của sự bay hơi

Đặc điểm của sự bay hơi được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Đặc điểm của sự bay hơi

Trả lời:

Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng của chất lỏng

- Chất lỏng bay hơi càng nhanh khi:

+ Nhiệt độ càng cao

+ Gió càng mạnh

+ Diện tích mặt thoáng chất lỏng càng lớn

1. Định nghĩa:

Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi (thể khí).

2. Thông tin chi tiết của sự bay hơi

Bay hơi hay bốc hơi là một dạng hóa hơi của chất lỏng trên bề mặt một chất lỏng. Một dạng hóa hơi khác là đun sôi, loại này thường xảy ra trên toàn bộ khối lượng chất lỏng.

Bình thường, các phân tử trong một cốc nước không có đủ nhiệt năng để thoát khỏi chất lỏng. Nhưng khi có đủ nhiệt độ, chất lỏng sẽ nhanh chóng chuyển thành dạng hơi (xem điểm sôi). Khi các phân tử va chạm với nhau, chúng chuyển hóa năng lượng cho nhau ở nhiều mức độ đa dạng, phụ thuộc vào cách các phân tử va chạm vào nhau. Đôi khi, sự chuyển hóa này là một chiều đối với những phân tử gần bề mặt, cuối cùng nó sẽ tích tụ đủ năng lượng để bay hơi.

3. Ví dụ về sự bay hơi

Nhắc đến ví dụ về sự bay hơi, có thể dễ dàng thấy được nhất là khi chúng ta phơi quần áo. Quần áo khi được giặt xong còn ẩm và đọng lại rất nhiều nước, thế nhưng nếu phơi trong không gian thoáng khí và độ ẩm thấp, thì chưa đến một ngày sau là quần áo đã khô và có thể mặc lên được.

Hay như khi làm đổ nước ra sàn, việc lau nhà bằng cách sử dụng giẻ để thấm nước. Điều này sẽ giúp đóng góp một phần không nhỏ trong quá trình làm khô sàn nhà. Tuy nhiên, cách để làm khô đó cũng giúp cho việc bay hơi trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn, giúp sàn nhà mau khô hơn. Đây là thông tin rất hay về sự bay hơi và sự ngưng tụ mà bạn có thể tìm hiểu.

Ví dụ:

- Nước trong cốc cạn dần theo thời gian do sự bay hơi của nước.

- Sự bay hơi cũng có thể nhìn thấy bằng mắt thường khi ta đun sôi nước, hơi nước bốc ra từ miệng ấm, vòi ấm.

Không chỉ có nước mới bay hơi, mọi chất lỏng đều có thể bay hơi.

Ví dụ:

- Mở một lọ nước hoa ở góc phòng, đứng ở vị trí nào trong phòng ta cũng ngửi thấy mùi nước hoa do nước hoa bay hơi, và lọ nước hoa cạn dần.

- Để mở một bình đựng dầu, sau một thời gian, dầu cạn dần do bị bay hơi.

4. Ứng dụng của sự bay hơi

Trong sự bay hơi được ứng dụng ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó có:

- Ứng dụng vào quá trình in ấn và sơn phủ các chất liệu khác nhau. Ngoài ra có thể phục hồi muối từ các loại dung dịch, và làm khô nhiều vật liệu trên thị trường. Nổi bật là giấy, hóa chất và các loại vải.

- Ứng dụng vào để tạo nên máy sấy quần áo. Tuy rằng khi quần áo phơi bên ngoài môi trường, mặc dù nhiệt độ của môi trường thấp hơn điểm sôi của nước. Chúng sẽ giúp cho nước bay hơi, thế nhưng nếu phơi quần áo bên trong máy sấy. Khi có không khí nóng vừa đủ thổi qua sẽ giúp không chỉ làm khô nhanh hơn. Mà còn giữ cho quần áo được mềm và không bị khô cứng.

- Ứng dụng bay hơi làm mát một hệ thống tòa nhà. Bằng việc thổi không khí khô qua bộ lọc có nước để nước bay hơi, chúng có thể làm mát toàn bộ một tòa nhà một cách đáng kể, mà tiết kiệm nhiên liệu nhiều hơn rõ rệt so với những cách làm thông thường. Đây chính là ưu điểm đáng nói trong sự bay hơi và sự ngưng tụ.

- Ứng dụng vào chất liệu Matki, Matka. Đây là một loại thùng chứa nước truyền thống và làm từ đất sét xốp, rất hay được sử dụng ở Ấn Độ. Ngoài để trữ nước, nó còn có tác dụng làm mát nước và nhiều chất lỏng khác nhau. Chúng giúp bảo quản được tốt hơn mà không lo sợ tốn nhiều nhiên liệu.

5. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi?

Khi nhắc đến tốc độ bay hơi trong sự bay hơi và sự ngưng tụ, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng. Đây là phần mở rộng và đọc thêm, các em học sinh lớp 6 không cần phải tìm hiểu quá kỹ những chia sẻ này. Tuy nhiên đối với những ai yêu thích và đam mê tìm hiểu về vật lý học, đây là một trong những chia sẻ không thể bỏ qua.

Nồng độ của các chất bay hơi trong không khí

Chất đó có bay hơi hay không phụ thuộc rất nhiều vào nồng độ của các chất bay hơi trong không khí. Đối với sự bay hơi, sự ngưng tụ, nếu như không khí có nồng độ cao hơn so với chất bay hơi. Thì chất đó sẽ bay hơi chậm hơn so với việc không khi có nồng độ thấp hơn chất.

Lưu lượng không khí

Lưu lượng không khí là một yếu tố quan trọng. Không thể không nhắc đến trong sự bay hơi và sự ngưng tụ. Nếu như dòng khí sạch được chuyển động trên một chất nào đó trong khoảng thời gian liên tục. Nồng độ chất đó bên trong dòng khí ít có khả năng được tăng lên theo thời gian. Do đó, chất này sẽ bị làm bay hơi nhanh hơn.

Lưu lượng không khí chính là kết quả của sự bị giảm đi lớp ranh giới tại bề mặt bay hơi do tốc độ nóng chảy, và có thể giảm được đi khoảng cách khuếch tán ở trong các lớp cố định.

Áp suất

Áp suất là một trong những thông tin vô cùng quen thuộc. Các học sinh sẽ gặp được trong nhiều chương trình bài giảng kế tiếp. Khi nhắc đến áp suất, sự bay hơi này sẽ xảy ra nhanh hơn nếu như có ít lực ở trên bề mặt để giữ lại các phân tử.

Nhiệt độ của chất

Đối với sự bay hơi, sự ngưng tụ, nhiệt độ của chất ra sao cũng ảnh hưởng đến quá trình bay hơi. Với chất có nhiệt độ cao hơn so với môi trường. Thì các phân tử của nó sẽ có động năng trung bình lớn hơn, và từ đó sẽ bay hơi nhanh hơn nhiều.

Khối lượng riêng của vật chất

Một chất lỏng, nếu có khối lượng riêng càng lớn. Chắc chắn thời gian bay hơi sẽ lâu hơn so với những chất có khối lượng riêng nhỏ.

Diện tích bề mặt

Nhắc đến sự bay hơi, sự ngưng tụ , diện tích bề mặt là một trong những yếu tố không thể không bỏ qua. Với những chất có diện tích bề mặt nhỏ thì thời gian bay hơi sẽ lâu hơn. Bởi vì có ít phân tử trên bề mặt được tiếp xúc với môi trường và có khả năng bị thoát đi. Còn đối với những chất có diện tích bề mặt lớn hơn. Thì chúng sẽ có khả năng bay hơi nhanh hơn do có nhiều phân tử được tiếp xúc với môi trường, thoát hơi vô cùng nhanh chóng.

Lực liên kết của phân tử

Đây là một yếu tố không thể thiếu, góp phần không nhỏ vào quá trình bay hơi của chất lỏng. Những chất lỏng mà lực liên kết giữa các phân tử trong trạng thái lỏng càng mạnh. Thì chúng sẽ càng cần nhiều năng lượng hơn để các phân tử có thể thoát ra khỏi bề mặt chất lỏng. Từ đó thực hiện quá trình bay hơi.

----------------------------------------

Như vậy chúng tôi đã giới thiệu các bạn tài liệu Đặc điểm của sự bay hơi. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 6, Giải bài tập môn Vật lý lớp 6, Giải vở bài tập Vật Lý 6, Tài liệu học tập lớp 6, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 6đề thi học kì 2 lớp 6 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Xuka
    Xuka

    đúng nội dung cần tìm rồi

    Thích Phản hồi 18/05/22
    • Chồn
      Chồn

      😇😇😇😇😇😇

      Thích Phản hồi 18/05/22
      🖼️

      Gợi ý cho bạn

      Xem thêm
      🖼️

      Môn Vật Lý lớp 6

      Xem thêm