Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tại sao ở các bình chia độ thường có ghi 20 độ C?

Tại sao ở các bình chia độ thường có ghi 20 độ C? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Tại sao ở các bình chia độ thường có ghi 20 độ C?

Trả lời:

Các bình chia độ thường có ghi 20 độ C vì thể tích của bình phụ thuộc nhiệt độ. Trên bình ghi 20°C, có nghĩa là các giá trị về thể tích ghi trên bình chỉ đúng ở nhiệt độ trên. Khi đo chất lỏng ở nhiệt độ khác 20°C thì giá trị đo được không hoàn toàn chính xác.

Tuy nhiên sai số này rất nhỏ, không đáng kể với các thí nghiệm không đòi hỏi độ chính xác cao.

1. Nhiệt độ là gì?

Nhiệt độ được xem như một tính chất vật lý của vật chất, nó biểu thị sự “nóng” và “lạnh” của vật chất đó. Khi vật có nhiệt độ cao thì sẽ nóng hơn và ngược lại sẽ lạnh khi có nhiệt độ thấp hơn. Nhiệt độ được đo bằng dụng cụ đo là nhiệt kế, chúng có rất nhiều đơn vị đo lường khác nhau và giữa các đơn vị ấy sẽ có mối liên hệ với nhau thông qua các công thức đã được chứng minh.

2. Bình chia nhiệt độ.

Bình chia độ là dụng cụ đo thể tích chất lỏng được sử dụng trong phòng thí nghiệm.

Bình chia độ có nhiều loại và mục đích sử dụng khác nhau

- Ống chia độ: là một ống trụ làm từ thủy tinh hoặc nhựa trong, trên thân có thang chia thể tích, miệng ống có vòi, được dùng để đo thể tích chất lỏng không lớn (có GHĐ nhỏ và ĐCNN nhỏ), đựng dung dịch hoặc đo thể tích vật rắn không thấm nước….

- Cốc chia độ: Cốc thủy tinh hoặc nhựa trong, trên thân có vạch chia thể tích, miệng có vòi, được dùng để đựng, đo thể tích chất lỏng hay dung dịch với lượng lớn hơn ống chia độ (GHĐ lớn và ĐCNN lớn).

- Bình tam giác: Bình làm bằng thủy tinh, có dạng hình nón nên gọi là bình tam giác, trên thân có vạch chia thể tích, miệng không có vòi, có nút cao su, thường được dùng trong các thí nghiệm sinh học, hóa học.. để chứa dung dịch hóa chất, thực hiện các phản ứng hóa học cần đun nóng hoặc lắc, hòa tan mẫu.

- Bình cầu: là bình thủy tinh hình cầu, có cổ tròn hoặc dài, trên thân có vạch chia thể tích, được dùng để đựng dung dịch hóa chất trong phòng thí nghiệm, thực hiện các phản ứng cần đun nóng.

3 Định nghĩa về các đơn vị nhiệt độ

Chúng ta sẽ có nhiều loại nhiệt độ khác nhau, vì lịch sử khám phá, nghiên cứu và phát triển của từng quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Vậy các đơn vị đo nhiệt độ là gì? Có thực sự đa dạng, hãy theo dõi dưới đây nhé.

3.1 Độ Celsius

♦ Là đơn vị đo nhiệt độ được đặt tên theo nhà thiên văn học người Thụy Điển Anders Celsius (1701–1744)

♦ Ông là người đầu tiên đề ra hệ thống đo nhiệt độ căn cứ theo trạng thái của nước với 100°C (212 độ Fahrenheit) là nước sôi và 0°C (32 độ Fahrenheit)

♦ Tuy nhiên hai năm sau, nhà khoa học Carolus Linnaeus đảo ngược hệ thống đó và lấy 0 độ là nước sôi và -100 độ là nước đá đông. Hệ thống này được gọi là hệ thống Centigrade tức bách phân

♦ Ở Việt Nam, độ C được sử dụng phổ biến nhất, hầu hết liên quan đến nhiệt độ như: nhiệt kế, đồng hồ đo nhiệt độ, máy đi nhiệt độ,vv…

3.2 Độ Kelvin

♦ Trong hệ thống đo lường quốc tế (SI) thì Kelvin là một đơn vị đo lường cơ bản cho nhiệt độ.

♦ Thang nhiệt độ này được lấy theo tên của nhà vật lý, kỹ sư người Ireland William Thomson ( 1824 – 1907)

♦ Mỗi độ K trong nhiệt giai Kenvin (1K) bằng một độ trong nhiệt giai Celsius (1 °C) và 0 °C ứng với 273,15K.

♦ Định nghĩa: Kelvin(K) là 1/273,16 của nhiệt độ nhiệt động lực học của điểm ba (điểm ba thể hay điểm ba pha) của nước(1967).

3.3 Độ Fahrenheit

♦ Là một thang nhiệt độ được đặt theo tên nhà vật lý người Đức Daniel Gabriel Fahrenheit (1686 – 1736).

♦Trong thang Rømer thì điểm đóng băng của nước là 7.5॰, điểm sôi là 60॰ và thân nhiệt trung bình của con người theo đó sẽ là 22,5 độ theo phép đo của Rømer.

♦ Bằng một hỗn hợp, nước đá, nước và Amoni clorid (còn gọi là hỗn hợp lạnh) sau đó ông có thể tạo lại điểm số không cũng như là điểm chuẩn thứ nhất (−17,8°C) này.

3.4 Độ Rankine

♦ Rankine là một nhiệt độ nhiệt động lực học dựa vào một thang tuyệt đối đặt tên theo kỹ sư và nhà vật lý học đại học Glasgow William John Macquorn Rankine, người đưa ra nó năm 1859

Tương tự với kelvin, một số tác giả thường gọi đơn vị này là rankine, bỏ đi ký hiệu độ.

Nhiệt độ −459,67 °F là đúng bằng với 0 °R.

3.4 Độ Réaumur

♦ Đơn vị đo nhiệt độ Réaumur được lấy tên theo nhà toán học Rene – Réaumur (1683 – 1757)

♦ Cũng như các thang đo nhiệt độ khác ông lấy hai điểm 0o tại điểm đóng băng của nước và 80 độ tại điểm sôi của nước trên nhiệt kế thuỷ ngân.

3.5 Độ Rømer

♦ Đơn vị đo nhiệt độ Romer được lấy theo tên của nhà thiên văn học người Đan Mạch phát minh ra năm 1701

♦ Thang đo Romer cũng lấy hai điểm: nhiệt độ đóng băng của nước 7.5o Ro và nhiệt độ bay hơi của nước là 60o Ro. Như vậy, mỗi một độ tương ứng 1/52.5 độ Ro

----------------------------------------

Như vậy chúng tôi đã giới thiệu các bạn tài liệu Tại sao ở các bình chia độ thường có ghi 20 độ C?. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 6, Giải bài tập môn Vật lý lớp 6, Giải vở bài tập Vật Lý 6, Tài liệu học tập lớp 6, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 6đề thi học kì 2 lớp 6 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hằngg Ỉnn
    Hằngg Ỉnn

    💯

    Thích Phản hồi 20/05/22
    • Người Dơi
      Người Dơi

      👩‍🏫

      Thích Phản hồi 20/05/22
      🖼️

      Gợi ý cho bạn

      Xem thêm
      🖼️

      Môn Vật Lý lớp 6

      Xem thêm