Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy?
Chúng tôi xin giới thiệu bài Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy?
Câu hỏi: Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy?
Trả lời:
Người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy vì để tránh trường hợp: nhiệt độ nơi sản xuất thấp hơn nơi bảo quản nước ngọt làm thể tích nước ngọt trong chai nở ra có thể làm bung nút chai.
I. Lí thuyết
1. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
- Các chất lỏng đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
Ví dụ: Khi nhúng bình cầu đựng nước màu vào chậu nước nóng => mực nước trong ống dâng lên
Khi nhúng bình cầu đựng nước màu vào chậu nước lạnh => mực nước giảm xuống
- Các chất lỏng khác nhau thì sự nở vì nhiệt của chúng cũng khác nhau.
Ví dụ: Dùng ba bình cầu giống nhau để thể tích ban đầu của các chất lỏng như nhau.
Cùng nhúng 3 bình trong 1 chậu nước nóng để chúng có cùng một độ tăng nhiệt độ như nhau.
Nhúng ba bình cầu chứa ba loại chất lỏng khác nhau vào chậu nước nóng, ta thấy mực chất lỏng ở các ống thủy tinh dâng lên khác nhau.
Chú ý: Chất lỏng bao giờ cũng phải đựng trong một bình chứa bằng chất rắn. Khi được nung nóng thì cả bình chứa và chất lỏng trong bình đều nở ra. Do đó sự nở của chất lỏng mà chúng ta quan sát được trong thí nghiệm được gọi là sự nở biểu kiến, trong đó sự nở của bình không được tính đến. Tuy nhiên, ở trình độ lớp 6 không cần phân biệt sự nở biểu kiến và sự nở thật của chất lỏng.
2. Lưu ý
- Đối với nước, khi tăng nhiệt độ từ 0oC đến 4oC thì nước co lại chứ không nở ra. Chỉ khi tăng nhiệt độ từ 4oC trở lên nước mới nở ra.
- Đối với chất lỏng, sự dãn nở của nó là sự dãn nở khối.
- Nguyên nhân của sự nở bất thường của nước là sự thay đổi cách sắp xếp của các phân tử nước thành những nhóm có tính chất ổn định khác nhau ở những nhiệt độ khác nhau.
- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau (rượu nở vì nhiệt nhiều hơn dầu, dầu nở vì nhiệt nhiều hơn nước …).
3. Các ứng dụng
Khi ta đo nhiệt độ bằng nhiệt kế thủy ngân , thủy ngân nở ra vì nhiệt nên dâng lên trong ống.
khi đun nước, nếu đổ đầy nước vào ấm thì khi nhiệt độ tăng nước sẽ tràn ra làm tắt lửa.
Không đóng chai nước ngọt thật đầy: khi trời nóng, nước ngọt trong các chai sẽ dãn nở vì nhiệt, nhưng nếu đóng nước chai quá đầy, chai không có chỗ dãn nở sẽ gây ra một lực khá lớn, làm bật nắp chai.
II. Bài tập
Câu 1: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một lượng chất lỏng?
- Khối lượng của chất lỏng tăng
- Trọng lượng của chất lỏng tăng
- Thể tích của chất lỏng tăng
- Cả khối lượng, trọng lượng và thể tích đều tăng
Đáp án: C. Thể tích của chất lỏng tăng
Câu 2:
Làm lạnh một lượng nước từ 100oC về 50oC. Khối lượng riêng và trọng lượng riêng của nước thay đổi như thế nào?
- Cả khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều tăng.
- Ban đầu khối lượng riêng và trọng lượng riêng giảm sau đó bắt đầu tăng.
- Cả khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều giảm.
- Cả khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều không đổi.
Đáp án
Khi giảm nhiệt độ thì m không thay đổi, còn V giảm.
⇒ Đáp án A
Câu 3: Kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng?
- Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
- Cả 2 đều đúng
- Cả 2 đều sai
Đáp án: C. Cả 2 đều đúng
Câu 4: Đun nóng một lượng nước đá từ 0oC đến 100oC. Khối lượng và thể tích lượng nước đó thay đổi như thế nào?
- Khối lượng không đổi, ban đầu thể tích giảm sau đó tăng.
- Khối lượng không đổi, thể tích giảm.
- Khối lượng tăng, thể tích giảm.
- Khối lượng tăng, thể tích không đổi.
Đáp án
- Khối lượng không phụ thuộc vào nhiệt độ.
- Với nước, tại nhiệt độ 4oC nước có khối lượng riêng lớn nhất → thể tích nhỏ nhất. Do đó, khi nhiệt độ tăng từ 0oC đến 4oC thể tích giảm dần, khi nhiệt độ tăng từ 4oC đến 100oC thể tích tăng dần.
⇒ Đáp án A.
Câu 5: Khi đặt bình cầu đựng nước vào nước nóng, người ta thấy mực chất lỏng trong ống thủy tinh mới đầu tụt xuống một ít, sau đó mới dâng lên cao hơn mức ban đầu. Điều đó chứng tỏ:
- thể tích của nước tăng nhiều hơn thể tích của bình.
- thể tích của nước tăng ít hơn thể tích của bình.
- thể tích của nước tăng, của bình không tăng.
- thể tích của bình tăng trước, của nước tăng sau và tăng nhiều hơn.
Đáp án
Khi đặt bình cầu đựng nước vào nước nóng, người ta thấy mực chất lỏng trong ống thủy tinh mới đầu tụt xuống một ít, sau đó mới dâng lên cao hơn mức ban đầu. Điều đó chứng tỏ thể tích của bình tăng trước, của nước tăng sau và tăng nhiều hơn.
⇒ Đáp án D
----------------------------------------
Như vậy chúng tôi đã giới thiệu các bạn tài liệu Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy?. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 6, Giải bài tập môn Vật lý lớp 6, Giải vở bài tập Vật Lý 6, Tài liệu học tập lớp 6, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 mới nhất được cập nhật.