Công dụng của ròng rọc cố định là gì?

VnDoc xin giới thiệu bài Công dụng của ròng rọc cố định là gì? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Công dụng của ròng rọc cố định là gì?

Công dụng của ròng rọc cố định:

Như đã biết, ròng rọc cố định bao gồm 1 bánh quay được gắn cố định vị trí. Kèm theo đó là dây kéo để cố định vật và di chuyển vật nặng. Chiếc ròng rọc này đem đến lợi ích về hướng kéo.

Chúng ta chỉ cần đứng cùng vị trí với vật nặng là có thể đưa vật lên cao mà không cần phải di chuyển. Sau khi cố định vật vào dây kéo, chúng ta chỉ việc dùng lực F kéo bằng trọng lượng của vật để kéo lên cao. Sử dụng ròng rọc cố định, chúng ta sẽ không bị mất thăng bằng trong khi kéo. Tư thế kéo vật cũng trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, chúng ta có thể lắp nhiều ròng rọc cố định để có thể xoay chiều kéo vật dễ dàng hơn.

1. Ròng rọc là gì?

Ròng rọc là một loại máy cơ được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Người ta sử dụng ròng rọc là để trợ lực nâng,kéo vật nặng lên cao hoặc hạ thấp xuống dễ dàng. Nhờ có ròng rọc mà có thể tiết kiệm hiệu quả cũng như chi phí nhân công mà còn không hao tốn sức lao động.

2. Cấu tạo của ròng rọc

Ròng rọc được cấu tạo từ 4 bộ phận chính:

- Bánh xe

- Trục chính

- Móc treo cố định

- Giá kế nối móc treo và trục bánh xe

Cấu tạo của ròng rọc khá đơn giản, là thiết bị nâng kéo sơ khai. Bao gồm một bánh xe có rãnh điều hướng sợi dây cáp hoặc có thể sử dụng dây thừng với khả năng chịu đựng sức nặng của vật cần kéo lớn.

Bánh xe này được quay quanh trục cố định được gắn với một móc treo.

3. Phân loại ròng rọc

Dựa vào cách sử dụng mà người ta chia ròng rọc thành 2 loại: ròng rọc cố định và ròng rọc động

- Ròng rọc cố định: là loại ròng rọc làm thay đổi hướng của lực tác động vào nó với cường độ của lực là F=P. Với ròng rọc cố định dù không được lợi về lực nhưng lại được lợi về chiều

- Ròng rọc động: để kéo vật lên cao với 1 lực nhỏ hơn trọng lượng của vật F

Ngoài ròng rọc còn có pa lăng giúp đổi hướng của lực và giảm bao nhiêu lần về lực nhưng thiệt về đường đi bấy nhiêu lần. Pa lăng gồm cả 2 loại ròng rọc nói trên. Bộ phận của một ròng rọc đơn giản là: khối trụ kim loại, giá đỡ, ròng rọc, dây kéo. Khi có số n ròng rọc động trên pa lăng thì sẽ lợi 1/2n lần về lực đồng thời thiệt 1/2n về đường đi.

4. Một số bài tập về ròng rọc cố định

Câu 1: Trong các câu sau đây, câu nào là không đúng?

  1. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi hướng của lực.
  2. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực.
  3. Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực.
  4. Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi hướng của lực.

Đáp án chính xác : B. Theo lý thuyết, ròng rọc cố định không làm thay đổi độ lớn của lực. Lực F kéo chúng ta bỏ ra bằng P trọng lượng của vật.

Câu 2: Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực?

  1. Ròng rọc cố định.
  2. Ròng rọc động.
  3. Mặt phẳng nghiêng.
  4. Đòn bẩy.

Đáp án chính xác là: A. Ròng rọc cố định

Câu 3: Hãy thiết kế một hệ thống chuông chỉ gồm 1 ròng rọc và 1 đòn bẩy cho nhà thờ trên. Hình vẽ bài tập 16.2 trong sách bài tập của các em. Hãy vẽ sơ đồ hệ thống chuông của em.

Lời giải: Phải dùng 8 ròng rọc động và 8 ròng rọc cố định tạo thành một palăng.

Câu 4: Lý do chính của việc đặt ròng rọc ở đỉnh cột cờ là để có thể

  1. tăng cường độ của lực dùng để kéo cờ lên cao.
  2. giảm cường độ của lực dùng để kéo cờ lên cao.
  3. giữ nguyên hướng của lực dùng để kéo cờ lên cao.
  4. thay đổi hướng của lực dùng để kéo cờ lên cao.

Đáp án chính xác: D. thay đổi hướng của lực dùng để kéo cờ lên cao.

Câu 5: Ròng rọc cố định được sử dụng trong công việc nào dưới đây?

  1. Đưa xe máy lên bậc dốc ở cửa để vào trong nhà.
  2. Dịch chuyển một tảng đá sang bên cạnh.
  3. Đứng trên cao dùng lực kéo lên để đưa vật liệu xây dựng từ dưới lên.
  4. Đứng dưới đất dùng lực kéo xuống để đưa vật liệu xây dựng lên cao.

Đáp án chính xác: C. Đứng trên cao dùng lực kéo lên để đưa vật liệu xây dựng từ dưới lên.

Câu 6: Trong công việc nào sau đây chỉ cần dùng ròng rọc động?

  1. Đứng từ dưới kéo vật nặng lên cao với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.
  2. Đứng từ dưới kéo vật nặng lên cao với lực kéo bằng trọng lượng của vật.
  3. Đứng từ trên cao kéo vật nặng từ dưới lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.
  4. Đứng từ trên cao kéo vật nặng từ dưới lên với lực kéo bằng trọng lượng của vật.

Đáp án chính xác: B. Đứng từ dưới kéo vật nặng lên cao với lực kéo bằng trọng lượng của vật.

Câu 7: Muốn đứng ở dưới để kéo một vật lên cao với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật phải dùng

  1. một ròng rọc không thay đổi vị trí
  2. một ròng rọc động.
  3. hai ròng rọc động.
  4. một ròng rọc động và một ròng rọc cố định

Đáp án chính xác: D. một ròng rọc động và một ròng rọc cố định

----------------------------------------

Như vậy chúng tôi đã giới thiệu các bạn tài liệu Công dụng của ròng rọc cố định là gì?. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 6, Giải bài tập môn Vật lý lớp 6, Giải vở bài tập Vật Lý 6, Tài liệu học tập lớp 6, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 6đề thi học kì 2 lớp 6 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 18
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Phước Thịnh
    Phước Thịnh

    😍😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 18/05/22
    • Vợ tui
      Vợ tui

      quá hay

      Thích Phản hồi 18/05/22

      Môn Vật Lý lớp 6

      Xem thêm