Quá trình chuyển thể khi đúc tượng đồng từ?

Quá trình chuyển thể khi đúc tượng đồng từ? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Trong việc đúc tượng đồng, có những quá trình chuyển thể nào của đồng?

Trả lời:

Trong việc đúc tượng đồng, có những quá trình chuyển thể:

- Đồng nóng chảy: Từ thể rắn sang thể lỏng, khi nung trong lò đúc

- Đồng lỏng đông đặc: Từ thể lỏng sang thể rắn, khi nguội trong khuôn đúc.

Như vậy trong đúc tượng đồng có cả quá trình nóng chảy và quá trình đông đặc.

Sự nóng chảy là gì?

Sự nóng chảy: là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chất. Quá trình chuyển ngược lại từ thể lỏng sang thể rắn của các chất gọi là sự đông đặc.

+ Đặc điểm của sự nóng chảy:

– Mỗi chất kết tinh có một nhiệt độ nóng chảy không đổi xác định ở mỗi áp suất cho trước.

– Chất vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

– Chất rắn khi nóng chảy, thể tích tăng, khi đông đặc thể tích giảm (nước đã có khối lượng riêng nhỏ hơn nước nên đá cục nổi trên mặt nước)

– Nhiệt độ nóng chảy của chất rắn thay đổi phụ thuộc vào áp suất bên ngoài.

Quá trình nóng chảy xảy ra khi nào?

Quá trình nóng chảy sẽ xảy ra khi mà nội năng của các chất rắn được tăng lên. Có thể do nhiều yếu tố khác nhau như: nhiệt hoặc do áp suất đẩy nhiệt độ của chất rắn cho đến nhiệt độ nóng chảy.

Ở nhiệt độ đạt đến ngưỡng nóng chảy, các trật tự của ion hoặc là phân cực bên trong chất rắn sẽ bị giảm xuống, tạo thành một trạng thái kém trật tự hơn. Và do đó dần dần, chất rắn tan và trở thành chất lỏng. Khi tìm hiểu về sự nóng chảy, sự đông đặc, các em sẽ thấy rõ sự trái ngược rõ ràng.

Đặc điểm của các chất khi xảy ra sự nóng chảy

Trong quá trình xảy ra sự nóng chảy, các chất có trong trạng thái ấy sẽ giảm đi độ nhớt khi mà nhiệt độ tăng. Tuy nhiên trong sự nóng chảy và sự đông đặc vẫn có ngoại lệ, đó là nguyên tố lưu huỳnh. Với nguyên tố này, độ nhớt sẽ tăng đến một ngưỡng có được do phản ứng trùng hợp. Sau đó sẽ giảm khi nhiệt độ tăng lại ở trạng thái nóng chảy.

Có một số chất hữu cơ trong giai đoạn ở giữa chất rắn và chất lỏng có thể nóng chảy. Việc này xảy ra theo nhiều bước khác nhau.

Sự đông đặc là gì?

Đông đặc là một quá trình đặc trưng của vật lý tương sự sự nóng chảy. Khi mà vật chất sẽ chuyển đổi từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn. Đây là kiến thức cốt lõi mà ai cũng nên tìm hiểu để thông thạo bậc nhất.

Quá trình đông đặc diễn ra ra sao?

Quá trình đông đặc sẽ xảy ra khi mà nội năng của các chất rắn được giảm đi. Do nhiều yếu tố như nhiệt hoặc do áp suất làm giảm nhiệt độ của chất lỏng ở nhiệt độ đông đặc.

Khi nhiệt độ đã đạt đến ngưỡng sự đông đặc, các trật tự của ion hoặc là phân cực bên trong của chất lỏng sẽ bị tăng lên. Từ đó tạo thành một trạng thái vô cùng có trật tự. Và do đó tiếp theo, quá trình chất lỏng đông đặc thành chất rắn sẽ được xảy ra.

Đặc điểm của các chất khi xảy ra sự đông đặc

- Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.

- Hầu hết các chất đông đặc ở nhiệt độ xác định.

- Các chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì đông đặc ở nhiệt độ đó. Các chất khác nhau thì nhiệt độ đông đặc khác nhau.

Ví dụ: Nước đá tan ở 00C thì cũng đông đặc ở 00C.

Băng phiến nóng chảy ở 800C thì cũng đông đặc ở 800C.

- Trong quá trình đông đặc, nhiệt độ của vật không thay đổi.

Sự nóng chảy, sự đông đặc được đi kèm với nhau bởi chúng có những tính chất vô cùng liên quan. Trong quá trình xảy ra sự đông đặc, các chất ở trong trạng thái ấy sẽ tăng độ nhớt lên khi nhiệt độ giảm, giúp cho vật chất được liên kết dễ dàng và tạo thành độ rắn hơn.

Nhiệt độ nóng chảy của một số chất phổ biến

Đây là một số chất thường gặp và cũng hay được áp dụng trong bài thi về sự nóng chảy, sự đông đặc. Thế nên các em học sinh cần nắm rõ.

- Nhiệt độ nóng chảy của nước là 0oC

- Nhiệt độ nóng chảy của thép là 1300oC

- Nhiệt độ nóng chảy của đồng là 1083oC

- Nhiệt độ nóng chảy của Vonfram là 3370oC

- Nhiệt độ nóng chảy của kẽm là 420oC

Một số ứng dụng về sự nóng chảy sự đông đặc

Có rất nhiều ứng dụng mà các em có thể tìm hiểu về sự nóng chảy,sự đông đặc. Dưới đây là những thông tin chia sẻ ví dụ hợp lý lại cực kỳ dễ hiểu

Sự nóng chảy

- Trong nhiệt độ phòng bình thường, nếu để đá ra bên ngoài tủ lạnh. Viên đá sẽ tan dần dần thành nước mát.

- Để kem ra bên ngoài trời nóng, sẽ thấy kem tan và chảy thành nước vô cùng nhanh.

Sự đông đặc

- Sử dụng am hiểu của sự đông đặc để làm kem, sữa chua

- Làm hỗn hợp sữa chua lỏng bình thường, sau đó khi để vào bên trong tủ đá, sữa chua/kem sẽ cứng lại. Đó là sự đông đặc.

- Khi luyện kim (sản xuất sắt, thép), sẽ có hỗn hợp kim loại lỏng được đổ vào khuôn, sau đó làm nguội để tạo hình, đó cũng là sự đông đặc.

Sự nóng chảy, sự đông đặc

Khi nhắc đến vừa có sự nóng chảy, sự đông đặc trong một quá trình, có thể kể đến luyện kim loại. Kim loại được mua về thông qua các hình thức sắt vụn, kim loại cũ hỏng… Chúng sẽ được đun chảy để tạo thành hỗn hợp kim loại lỏng, sau đó được tái chế dưới dạng một hình dạng mới.

Thiết bị nào trong gia đình giúp phục vụ sự nóng chảy và sự đông đặc

Trong gia đình của các em, có rất nhiều trang thiết bị có thể giúp để phục vụ cho quá trình của sự nóng chảy, sự đông đặc. Đối với sự nóng chảy, đó có thể là những đồ vật giúp tạo ra nhiệt độ cao hơn. Ví dụ như: lò nướng, lò vi sóng, bếp gas, bếp hồng ngoại…

----------------------------------------

Như vậy chúng tôi đã giới thiệu các bạn tài liệu Quá trình chuyển thể khi đúc tượng đồng từ? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 6, Giải bài tập môn Vật lý lớp 6, Giải vở bài tập Vật Lý 6, Tài liệu học tập lớp 6, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 6đề thi học kì 2 lớp 6 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 20
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Ẩn Danh
    Ẩn Danh

    🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙

    Thích Phản hồi 20/05/22
    • kieuanh✞(Gwyn ۝ Chúa ...
      kieuanh✞(Gwyn ۝ Chúa ...

      😄😄😄😄

      Thích Phản hồi 20/05/22

      Môn Vật Lý lớp 6

      Xem thêm