Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Thước thích hợp để đo bề dày quyển sách khoa học tự nhiên 6 là?

Thước thích hợp để đo bề dày quyển sách khoa học tự nhiên 6 là? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Thước thích hợp để đo bề dày quyển sách khoa học tự nhiên 6 là?

  1. thước kẻ có giới hạn đo 10 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm
  2. thước dây có giới hạn đo 1 m và độ chia nhỏ nhất 1 cm
  3. thước cuộn có giới hạn đo 3 m và độ chia nhỏ nhất 5 cm
  4. thước thẳng có giới hạn đo 1,5 m và độ chia nhỏ nhất 1 cm

Lời giải:

Đáp án đúng là: A. thước kẻ có giới hạn đo 10 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm

Giải thích:

- Thước thích hợp để đo bề dày quyển sách Khoa học tự nhiên 6 là thước kẻ có giới hạn đo 10 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm vì:

+ Bề dày cuốn sách khá nhỏ tầm 3 - 5 cm nên dùng thước kẻ có giới hạn đo là 10 cm vẫn đo được. Hơn nữa, thước kẻ có giới hạn đo nhỏ, khi sử dụng thước để đo sẽ dễ dàng hơn.

+ Thước có độ chia nhỏ nhất càng nhỏ thì kết quả đo càng chính xác. Do vậy, chọn thước có độ chia nhỏ nhất 1 mm là hợp lí.

1. Đo độ dài là gì?

- Đo độ dài là so sánh độ dài đó với một độ dài khác đã được chọn làm đơn vị.

- Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là mét (m)(m)

Ngoài ra còn dùng các đơn vị: milimét (mm), xentimét (cm), đềximét (dm), kilômét (km)...

2. Dụng cụ đo độ dài

Để đo độ dài ta dùng thước đo. Tùy theo hình dạng, thước đo độ dài có thể được chia ra thành nhiều loại: thước thẳng, thước cuộn, thước dây, thước xếp, thước kẹp…

3. Đo độ dài bằng thước

* Để đo độ dài bằng thước, ta cần thực hiện các bước sau:

- Bước 1: Ước lượng độ dài cần đo.

- Bước 2: Chọn thước đo có độ chia thích hợp.

- Bước 3: Đặt thước đo dọc theo chiều dài cần đo, vạch 0 của thước ngang với một đầu của vật.

- Bước 4: Đọc giá trị độ dài của vật theo giá trị của vạch chia trên thước gần nhất với đầu kia của vật.

- Bước 5: Ghi kết quả đo, chữ số cuối cùng của kết quả đo theo ĐCNN của thước

4. Cách xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước đo

- Xác định giới hạn đo: Là giá trị lớn nhất ghi trên thước.

- Xác định độ chia nhỏ nhất ta theo các bước sau:

+ Xác định đơn vị đo của thước.

+ Xác định n là số khoảng cách chia giữa hai số ghi liên tiếp (số bé và số lớn).

+ ĐCNN = (có đơn vị như đơn vị ghi trên thước)

----------------------------------------

Như vậy chúng tôi đã giới thiệu các bạn tài liệu Thước thích hợp để đo bề dày quyển sách khoa học tự nhiên 6 là? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 6, Giải bài tập môn Vật lý lớp 6, Giải vở bài tập Vật Lý 6, Tài liệu học tập lớp 6, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 6đề thi học kì 2 lớp 6 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bé Bông
    Bé Bông

    có thể xin bài trắc nghiệm về sự nở nhiệt k?

    Thích Phản hồi 24/05/22
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Vật Lý lớp 6

    Xem thêm