Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hãy phân biệt sự nóng chảy và sự đông đặc

Chúng tôi xin giới thiệu bài Hãy phân biệt sự nóng chảy và sự đông đặc được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Hãy phân biệt sự nóng chảy và sự đông đặc

Trả lời:

Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng, còn sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. Đây là hai quá trình ngược nhau.

Ví dụ:

- Nước lỏng được cho vào ngăn đá tủ lạnh sẽ đông đặc thành nước đá ở thể rắn.

- Khi đem nước đá ra ngoài môi trường, nước đá tan ra thành nước lỏng, đây là sự nóng chảy của nước đá.

1. Sự đông đặc là gì?

- Đông đặc là một quá trình chuyển trạng thái khi một chất chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn khi nhiệt độ của nó giảm xuống dưới nhiệt độ đông đặc.

- Đối với hầu hết các chất, quá trình nóng chảy và đông đặc xảy ra ở cùng một nhiệt độ; Tuy nhiên, một số chất có nhiệt độ chuyển trạng thái rắn-lỏng khác nhau.

- Ví dụ thạch cho thấy có độ trễ giữa nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc. Nó nóng chảy tại 85°C (185°F) và đông đặc từ 32°C đến 40°C (89.6°F đến 104°F).

2. Nóng chảy là gì?

- Nóng chảy là một quá trình vật lý đặc trưng với quá trình chuyển đổi của một chất chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng. Nóng chảy xảy ra khi nội năng của chất rắn tăng lên, thường là do nhiệt hoặc áp suất đẩy nhiệt độ của chất rắn đến nhiệt độ nóng chảy.

- Ở nhiệt độ nóng chảy, trật tự của các ion hoặc phân tử trong chất rắn bị giảm xuống thành trạng thái kém trật tự hơn, và chất rắn tan chảy trở thành chất lỏng.

3. Đặc điểm sự nóng chảy của các chất rắn

- Mỗi chất rắn kết tinh (ứng với một cấu trúc tinh thể) có một nhiệt độ nóng chảy không đổi xác định ở mỗi áp suất cho trước.

- Các chất rắn vô định hình (thủy tinh, nhựa dẻo, sáp nến,…) không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

- Đối với đa số các chất rắn, thể tích của chúng sẽ tăng khi nóng chảy và giảm khi đông đặc. (Riêng nước đá lại có khối lượng riêng nhỏ hơn so với nước).

- Nhiệt độ nóng chảy của chất rắn thay đổi phụ thuộc vào áp suất bên ngoài.

4. Đặc điểm sự đông đặc của các chất rắn

- Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.

- Hầu hết các chất đông đặc ở nhiệt độ xác định.

- Các chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì đông đặc ở nhiệt độ đó. Các chất khác nhau thì nhiệt độ đông đặc khác nhau.

5. Hãy so sánh quá trình nóng chảy và đông đặc

Giống nhau:

- Sự nóng chảy và sự đông đặc đều là quá trình chuyển thể giữa thể rắn và thể lỏng.

- Trong thời gian nóng chảy hay đông đặc thì nhiệt độ của vật không thay đổi.

- Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc là các giá trị xác định.

- Các chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng đông đặc ở nhiệt độ đó. Tức là nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc.

Khác nhau:

- Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

- Sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

- Nóng chảy và đông đặc là hai quá trình ngược nhau

- Quá trình làm nóng chảy một vật rắn diễn ra như thế nào?

- Khi bắt đầu đun, nhiệt độ của vật rắn tăng dần. Đến nhiệt độ nóng chảy xác định, sự nóng chảy diễn ra, vật chuyển từ thể rắn sang thể lỏng và nhiệt độ không tăng dù tiếp tục đun. Sau khi toàn bộ vật chuyển sang thể lỏng, nhiệt độ của chất lỏng tiếp tục tăng lên khi tiếp tục đun.

- Ở nhiệt độ nào thì một chất lỏng, cho dù có tiếp tục đun vẫn không tăng nhiệt độ? Sự bay hơi của chất lỏng ở nhiệt độ này có đặc điểm gì?

- Ở nhiệt độ sôi thì dù tiếp tục đun, nhiệt độ của chất lỏng vẫn không thay đổi. Ở nhiệt độ này, chất lỏng bay hơi cả ở trong lòng lẫn trên mặt thoáng của chất lỏng

----------------------------------------

Như vậy chúng tôi đã giới thiệu các bạn tài liệu Hãy phân biệt sự nóng chảy và sự đông đặc. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 6, Giải bài tập môn Vật lý lớp 6, Giải vở bài tập Vật Lý 6, Tài liệu học tập lớp 6, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 6đề thi học kì 2 lớp 6 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
9
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Sói
    Sói

    🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙

    Thích Phản hồi 19/05/22
    • Thỏ Bông
      Thỏ Bông

      💯💯💯💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 19/05/22
      🖼️

      Gợi ý cho bạn

      Xem thêm
      🖼️

      Môn Vật Lý lớp 6

      Xem thêm