Đề kiểm tra học kì 2 môn Địa lý lớp 12 năm 2014 - 2015 trường THPT Lê Quý Đôn, Hải Phòng (Đề số 3)
Đề kiểm tra học kì 2 môn Địa lý lớp 12 năm 2014 - 2015 trường THPT Lê Quý Đôn, Hải Phòng (Đề số 3) là đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 12 có đáp án dành cho các bạn học sinh lớp 12 tham khảo chuẩn bị cho kì thi cuối học kì 2 sắp tới cũng như kì thi THPT Quốc gia môn Địa lý. Mời các bạn tải tài liệu về tham khảo.
Đề kiểm tra học kì 2 môn Địa lý lớp 12 năm 2015 trường THPT Lê Quý Đôn, Hải Phòng
Đề kiểm tra học kì 2 môn Địa lý lớp 12
Sở GD&ĐT Hải Phòng Trường THPT Lê Quy Đôn ĐỀ 3 | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn Địa lí 12 – Năm học 2014 -2015 (Thời gian 45 phút, không kể thời gian giao đề) |
ĐỀ 3
Câu 1: (4,0 điểm)
Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam
a. Trung du miền núi Bắc Bộ: gồm những tỉnh nào ở Đông Bắc? Trong đó tỉnh nào giáp Trung Quốc, tỉnh nào giáp biển, tỉnh nào giáp với 2 quốc gia ? Nêu vị trí địa lí của vùng. (2,0 điểm)
b. Trình bày vấn đề phát triển, tầm quan trọng của việc phát trển công nghiệp của vùng DHNTB (2,0điểm)
Câu 2: (3,0 điểm)
a. Phân tích tiềm năng phát triển cây công nghiệp ở TD-MNBB.(2,0 điểm)
b. Cho đoạn thông tin:
“Bên cạnh các thành tựu đó, công nghiệp Hải Phòng còn bộc lộ những hạn chế như; chất lượng tăng trưởng thấp chủ yếu tăng trưởng theo chiều rộng; trình độ công nghệ đang sử dụng thấp hơn so với các nước trong khu vực; hiệu quả sử dụng vốn đầu tư chưa cao; lực lượng lao động đông về số lượng, nhưng trình độ tay nghề còn hạn chế; tiềm ẩn những vấn đề về môi trường, những hạn chế này đã trở thành một trong những rào cản cho quá trình phát triển công nghiệp của thành phố.”
Em hãy nêu những biện pháp giải quyết các vấn đề trong đoạn thông tin đưa ra.(1 điểm)
Câu 3: (3,0 điểm) Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU KINH TẾ PHÂN THEO NGÀNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (Đơn vị: %)
Năm | Tổng số | Chia ra | ||
Nông – lâm – thủy sản | Công nghiệp – xây dựng | Dịch vụ | ||
1990 | 100 | 45,6 | 22,7 | 31,7 |
2000 | 100 | 29,1 | 27,5 | 43,4 |
2005 | 100 | 25,1 | 29,9 | 45,0 |
2007 | 100 | 14,0 | 42,2 | 43,8 |
a. Vẽ BĐ thích hợp thể hiện sự thay đổi cơ cấu kinh tế phân theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng. (2,0 điểm)
b. Nhận xét sự thay đổi về cơ cấu kinh tế phân theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng. (1,0 điểm).
------Hết------
*Ghi chú: Học sinh được sử dụng Át lát Địa lí Việt Nam.
Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh....................................Số báo danh.................
Đáp án đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 12
Câu 1:
a. Trung du và miền núi Bắc Bộ:
- Các tỉnh ở Đông Bắc: Đông Bắc Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh.(kể tên trong Át lát)
- Tỉnh giáp Trung Quốc: Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Hà Giang, Cao bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.
- Tỉnh giáp biển: Quảng Ninh.
- Tỉnh giáp 2 quốc gia: Điện Biên.
- Nêu vị trí địa lí của vùng:
- Phía Bắc giáp ...
- Phía Tây giáp.....
- Phía Nam.......
- Phía Đông Nam........
- Phía đông......
b. Vấn đề phát triển, tầm quan trọng của việc phát trển CN của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ:
- Hình thành được chuỗi các trung tâm công nghiệp, lớn nhất là Đà Nẵng, tiếp đến là các trung tâm Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết.
- Các ngành công nghiệp chủ yếu: cơ khí, chế biến nông – lâm – thủy sản và SX hàng tiêu dùng.
- Đã hình thành một số khu CN tập trung và các khu chế xuất có sự đầu tư nước ngoài (Chu Lai và Dung Quất, Nhơn Hội).
- Khó khăn: hạn chế về tài nguyên nhiên liệu, năng lượng.Cơ sở năng lượng(điện) chưa đáp ứng nhu cầu pt CN cũng như các hoạt động KT khác.
- Vấn đề năng lượng (điện) được giải quyết theo hướng:
- Sử dụng điện lưới quốc gia qua đường dây 500 KV,.
- Xây dựng một số nhà máy thủy điện quy mô nhỏ và TB. (tên nhà máy ở át lát)
- Xây dựng các nhà máy điện nguyên tử(trong tương lai).
- Công nghiệp của DHNTB sẽ có bước phát triển rõ nét cùng với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và các khu kinh tế.
Câu 2:
a. Tiềm năng phát triển cây công nghiệp:
- Địa hình phân hóa đa dạng.
- Đất: Chủ yếu là đất Fra-lít trên các loại đá khác nhau (đá vôi,đá phiến…). Đất phù sa dọc các thung lũng sông, các cánh đồng giữa núi, đất phù sa cổ ở trung du.® pt nhiều loại cây Cn dài ngày, ngắn ngày,…
- Khí hậu: Nhiệt đời ẩm gió mùa,có mùa đông lạnh nhất phân hoá theo độ cao thích hợp phát triển cây CN, NĐới, ôn đới,
- ĐBắc: Địa hình không cao nhưng chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa ĐB nên lạnh nhất nước ta.
- TBắc: Chịu ảnh hưởng của gió ĐB yếu hơn, nhưng do nền ĐH cao nên mùa đông vẫn lạnh cận nhiệt đới..
- Sông ngòi dày đặc, nguồn nước tưới cho cây trồng phong phú.
- Dân cư có kinh nghiệm trong việc trồng, chế biến các cây cn....
- Cơ sở VCKT có nhiều tiến bộ: các cơ sở CN chế biến đang được đầu tư, chủ yếu tập trung ở trung du.
- Cơ sở hạ tầng:mạng lưới GTVT,TTLL,điên, nước…đang được đầu tư nâng cấp.
- Đường lối chính sách, vốn..:được sự quan tâm của Nhà nước.
- Thị trường rộng lớn: Trong nước gần thị trường lớn là ĐBSH. Ngoài nước...
b. KK:
-Thiên tai: Khí hậu, thời tiết thất thường, rét đậm, sương muối, tình trạng thiếu nước về mùa đông.
- Địa hình: Cao & bị chia cắt nên giao thông kk...
- Mạng lưới các cơ sở cnghiệp chế biến chưa tương xứng với thế mạnh của vùng.
c. Biện pháp
- Thúc đẩy phát triển CN theo chiều sâu bằng cách tăng cường đầu tư thiết bị và công nghệ tiên tiến, đầu tư phát triển ngành có hàm lượng kĩ thuật cao.
- Coi trọng ngành CN truyền thống, duy trì các ngành sử dụng nhiều LĐ.
- Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn LĐ.
- Tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường để đảm bảo phát triển bền vững.