Đề kiểm tra học kì I môn Địa lý lớp 6 huyện Cam Lộ, Quảng Trị năm 2014 - 2015
Đề kiểm tra học kì I môn Địa lý lớp 6
Đề kiểm tra học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm học 2014 - 2015 huyện Cam Lộ, Quảng Trị có đáp án là tài liệu tham khảo hữu ích giúp quý thầy cô có cơ sở ra đề thi, đề ôn tập môn Địa lý cho học sinh. Các em học sinh có thể tự luyện tập nhằm kiểm tra lại kiến thức đã học, ôn tập học kỳ I lớp 6 môn Địa. Mời các bạn tham khảo.
Đề kiểm tra học kì 1 môn Vật lý lớp 6 năm học 2014 - 2015 huyện Việt Yên, Bắc Giang
Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn lớp 6 trường THCS Trung Sơn, Thanh Hóa năm 2014 - 2015
PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2014 – 2015 MÔN: ĐỊA LÍ – LỚP 6 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) |
Đề chính thức:
Câu 1: (5,0 điểm) Trình bày quy luật và hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Giải thích nguyên nhân sinh ra các hệ quả đó?
Câu 2: (3,0 điểm) Vẽ hình và trình bày cấu tạo bên trong của Trái Đất. Vì sao trên Trái đất thường xuyên có động đất và núi lửa?
Câu 3: (2,0 điểm) So sánh sự giống và khác nhau giữa bình nguyên và cao nguyên?
Đáp án đề kiểm tra học kì I môn Địa lý lớp 6
Câu 1:
Học sinh trả lời được các ý sau:
* Quy luật:
- Trái đất vừa tự quay quanh trục, vừa tự quay quanh Mặt trời theo chiều từ Tây sang Đông (HS ghi theo chiều ngược kim đồng hồ cũng chấp nhận) (0,5đ)
- Quỹ đạo hình e-lip gần tròn (0,5đ)
- Thời gian chuyển động trên quỹ đạo một vòng hết 365 ngay 6 giờ (0,5đ)
* Hệ quả: 1. Sinh ra các mùa (0,5đ)
Sinh ra ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ (0,5đ)
* Giải thích:
Nguyên nhân hệ quả 1:
- Do khi chuyển động quanh Mặt trời trục Trái đất luôn nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc bằng 66o33' và theo một hướng không đổi; (0,5đ)
- Nên lần lượt 2 bán cầu Bắc và Nam ngã về phía Mặt trời hoặc chếch xa Mặt trời sinh ra các mùa (0,5đ)
- Bán cầu ngã về phía Mặt trời sẽ nhận nhiều nhiệt và ánh sáng là mùa nóng của bán cầu đó. Ngược lại bán cầu chếch xa Mặt trời sẽ nhận ít nhiệt và ánh sáng là mùa lạnh. (0,5đ)
Nguyên nhân của hệ quả 2:
- Do Trái đất hình cầu (0,25đ)
- Do trục sáng tối và trục Trái đất không trùng nhau (0,5đ)
→góc chiếu và thời gian chiếu sáng khác nhau giữa các mùa và giữa các vĩ độ (0,25đ)
Câu 2:
Cấu tạo bên trong của Trái đất (2,5đ)
- Vẽ hình đúng, đẹp sơ đồ cắt ngang cấu tạo bên trong của Trái Đất cho 0,25 điểm
- Trình bày cấu tạo bên trong đầy đủ các nội dung của mỗi lớp cho 0,75 điểm x 3 = 2,25 điểm
Giải thích đúng các ý sau:
- Do lớp vỏ Trái đất được cấu tạo bởi 7 mảng lớn và 4 mảng nhỏ và luôn vận động (0,25đ)
- Nơi giao các lớp, vỏ Trái đất thường không ổn định nên dễ dàng sinh ra động đất và núi lửa (0,25đ)
Câu 3:
Giống nhau: đều có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc lượn sóng (có thể ghi gợn sóng đều như nhau) (0,5đ)
Khác nhau:
Đặc điểm | Bình nguyên | Cao nguyên |
Hình thái (0,5đ) | Địa hình thấp dần ra biển | Địa hình ngăn cách xung quanh bởi sườn dốc |
Độ cao tuyệt đối (0,25đ) | Thường dưới 200m, nhưng có đồng bằng dưới 500m | Thường trên 500 m |
Phân loại (0,25đ) | Có hai loại: bình nguyên bào mòn do băng hà và bình nguyên bồi tụ do phù sa sông, biển | Nhiều loại do nguồn gốc hình thành khác nhau |
Giá trị kinh tế (0,5đ) | Thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, dân cư tập trung đông đúc | Thuận lợi cho trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn |