Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn lớp 6 huyện Duy Xuyên năm 2011 - 2012

Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn lớp 6

Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2011 - 2012 huyện Duy Xuyên có đáp án được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Đây là đề thi học kì I nhằm giúp các em học sinh lớp 6 có thêm nhiều tài liệu để ôn tập môn Văn hiệu quả. Mời các bạn tham khảo.

Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2014 - 2015 trường THCS Thị Trấn Trảng Bàng, Tây Ninh

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
DUY XUYÊN

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2011-2012

Môn: Ngữ văn – Lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút

A. Trắc nghiệm: (3 điểm) Chọn phương án trả lời đúng và ghi ra giấy thi (VD: 1-A, 2-A)

Câu 1: Văn bản nào dưới đây thuộc thể loại truyện cổ tích?

A. Thánh Gióng B. Bánh chưng, bánh giầy

C. Em bé thông minh D. Sự tích Hồ Gươm

Câu 2: Truyện "Sơn Tinh, Thuỷ Tinh" phản ánh hiện thực và ước mơ của người Việt Cổ trong công cuộc:

A. Chống thiên tai B. Dựng nước

C. Xây dựng nền văn hoá dân tộc D. Giữ nước

Câu 3: Truyền thuyết "Thánh Gióng" thể hiện rõ quan niệm gì của nhân dân?

A. Quan niệm về người anh hùng xuất thân từ nhân dân.

B. Quan niệm về nguồn gốc làm nên sức mạnh.

C. Quan niệm về tình yêu thương con người.

D. Quan niệm về sức mạnh của vũ khí giết giặc.

Câu 4: Nhân vật Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào?

A. Nhân vật thông minh B. Nhân vật dũng sĩ

C. Nhân vật bất hạnh D. Nhân vật xấu xí

Câu 5: Nội dung chính của truyện "Thạch Sanh" là gì?

A. Đấu tranh chinh phục thiên nhiên B. Đấu tranh xã hội

C. Đấu tranh giữa cái thiện và cái ác D. Đấu tranh chống xâm lược

Câu 6: Tiếng cười trong truyện "Lợn cưới, áo mới" châm biếm thói xấu nào sau đây:

A. Kiêu ngạo B. Khoe khoang

C. Keo kiệt D. Tham lam

Câu 7: Mục đích chủ yếu của truyện ngụ ngôn là gì?

A. Tạo ra tiếng cười B. Thể hiện cảm xúc

C. Truyền đạt kinh nghiệm D. Gửi gắm bài học

Câu 8: Nghĩa của từ "Khôi ngô": sáng sủa, thông minh. Cách giải thích nghĩa đó là :

A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. B. Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích.

C. Miêu tả hành động mà từ biểu thị. D. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích.

Câu 9: Trong các câu sau, câu nào có từ "chân" là nghĩa gốc?

A. Chân bàn bị gãy. B. Nhà em ở cuối chân đồi .

C. Em bị đau chân. D. Chân trời xanh ngắt.

Câu 10: Chức vụ điển hình của danh từ trong câu là:

A. Làm chủ ngữ B. Làm vị ngữ

C. Làm định ngữ D. Làm trạng ngữ

Câu 11: Trong các từ sau, từ nào là từ mượn?

A. Nhà cửa B. Dông bão

C. Cây cối D. Kinh đô

Câu 12: Các ngôi kể được sử dụng trong văn bản tự sự là:

A. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai B. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

C. Ngôi thứ hai và ngôi thứ ba D. Chỉ có ngôi thứ ba

B. Tự luận: (7 điểm)

Câu 1: (1đ) Nêu ý nghĩa của truyện "Ếch ngồi đáy giếng".

Câu 2: (1đ) Thế nào là từ mượn? Tìm một từ mượn và đặt câu với từ đó (gạch chân dưới từ mượn).

Câu 3: (5đ) Hãy kể về người mẹ thân yêu của em.

Đáp án đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn lớp 6

A. Trắc nghiệm: (3 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng và ghi ra giấy thi (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)

Câu123456789101112
Đáp ánCAABCBDBCADB

B. Tự luận: (7 điểm)

Câu 1:

  • "Ếch ngồi đáy giếng" ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang (0,5 điểm)
  • Đồng thời khuyên nhủ chúng ta phải mở rộng tầm hiểu biết, không chủ quan, kiêu ngạo. (0,5 điểm)

Câu 2:

  • Từ mượn là những từ của ngôn ngữ nước ngoài (đặc biệt là từ Hán Việt) được nhập vào ngôn ngữ của ta để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm...mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị. (0,5 điểm)
  • Đặt câu đúng và gạch chân dưới từ mượn (0,5 điểm)

(Đặt câu đúng mà không gạch dưới từ mượn thì ghi 0,25 điểm).

Câu 3:

I. Yêu cầu:

Nội dung:

  • Kể về người mẹ thân yêu của mình;
  • Biết kể một câu chuyện có tình tiết, có ý nghĩa.

Hình thức:

  • Kể theo ngôi kể thứ nhất;
  • Xây dựng câu chuyện rõ ràng, mạch lạc;
  • Có lời văn kể chuyện trong sáng;
  • Bài làm đảm bảo bố cục 3 phần, biết phân đoạn ở phần thân bài;
  • Diễn đạt trôi chảy, hạn chế mắc các lỗi chính tả và diễn đạt.

II. Dàn bài:

1. Mở bài: Giới thiệu về người mẹ của em.

2. Thân bài:

  • Kể được đặc điểm (vóc dáng) riêng về người mẹ.
  • Tính tình của mẹ.
  • Sở thích, sở trường của mẹ.
  • Tình cảm của mẹ đối với em và các thành viên trong gia đình.

3. Kết bài: Nêu được cảm tưởng hoặc suy nghĩ về mẹ.

III. Biểu điểm:

Bài viết đảm bảo yêu cầu trên; bố cục chặt chẽ, lời kể mạch lạc, chữ viết sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp thông thường, biết xuống dòng sau các sự việc chính. (5,0 điểm)

Bài làm đảm bảo cơ bản các yêu cầu trên, bố cụ rõ ràng, văn dễ theo dõi, có thể có vài đoạn diễn đạt chưa thật tốt. (4,0 điểm)

Đảm bảo tương đối các ý chính nêu trên, bố cụ rõ ràng, trình tự kể theo dõi được, còn mắc một vài lỗi chính tả và một vài lỗi diễn đạt thông thường. (3,0 điểm)

Bài làm cơ bản đảm bảo các ý chính theo yêu cầu, bố cục 3 phần, sa vào tả dài dòng, mắc nhiều lỗi chính tả và diễn đạt. (2,0 điểm)

Bài làm sơ sài, không đảm bảo yêu cầu. (1,0 điểm)

Lưu ý: Tổ nhóm chuyên môn dựa vào hướng dẫn trên để trao đổi và có những thống nhất cụ thể khi chấm.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 6

    Xem thêm